Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 141 - 143)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

2.6.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mạ

2.6.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùngtrong trong

thương mại điện tử

Giai đoạn hiện nay, tình trạng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng diễn ra ngày càng nhiều với hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong khi đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hiệu quả không cao. Đối với thương mại điện tử, xuất phát từ các đặc trưng của thương mại điện tử như: các giao dịch trong thương mại điện tử là các giao dịch gián tiếp, người tiêu dùng chỉ có thể đánh giá thông qua các hình ảnh, thông tin mà người bán cung cấp mà không thể đánh giá trực tiếp sản phẩm; các giao dịch thương mại không bị giới hạn về không gian nên người tiêu dùng và người bán ở rất xa nhau cũng có thể tiến hành giao dịch được với nhau, người tiêu dùng và người bán chỉ biết được thông tin của nhau thông qua những gì đã được các bên công bố.... nên việc bảo vệ người tiêu

dùng trong thương mại điện tử cũng trở nên phức tạp hơn nhiều so với việc bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại truyền thống. Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng173 và nghị định về thương mại điện tử174.

2.6.1.1. Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

Theo quy định của luật Bảo vệ quyền lợi ngươi tiêu dùng của Việt Nam, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi giam gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng thì phải thông báo rõ ràng, công khai trước khi thu thập; chỉ được sử dụng phù hợp với mục đích đã thông báo và được người tiêu dùng đồng ý175. Trong đó,

173 Luật số 59/2010/QH12 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

174 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.

thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật176. Các thông tin như: thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân đã tự công bố trên các phương tiện truyền thông thì không được coi là các thông tin cá nhân. Với cách quy định còn chung chung của luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam như đã nêu ở trên thì không thể bảo đảm được bí mật của người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử: Thứ nhất, pháp luật của Việt Nam chưa quy định cụ thể về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: công nghệ, thiết bị, quy trình... và điều kiện về con người để bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Thứ hai, pháp luật của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thông tin liên hệ công việc là những thông tin nào cũng như thế nào là phương tiện truyền thông.

2.6.1.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh

Trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng do người tiêu dùng luôn ở vị thế yếu nếu so với các tổ chức, cá nhân kinh doanh về thông tin, về tiềm lực tài chính...

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được thể hiện thông qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được thể hiện thông qua việc ghi nhãn hàng hóa, niêm yết giá công khai, đưa ra các cảnh báo và các thông tin cần thiết khác cho người tiêu dùng177. Quy định về cung cấp thông tin như trên cũng được áp dụng đối với việc cung cấp thông tin thông qua bên thứ ba cũng như thông tin được cung cấp thông qua phương tiện truyền thông178. Thứ hai, hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, pháp luật của Việt Nam đã có những quy định về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung như: hợp đồng theo mẫu và

176 Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.

177 Điều 12 Luật số 59/2010/QH12 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

điều kiện giao dịch chung phải được lập thành và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể (ngôn ngữ sử dụng, cỡ chữ, màu nền, hoa văn trên nền và màu chữ)179. Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được áp dụng với người tiêu dùng sau khi đã hoàn thành đăng ký180 với Sở Công Thương hoặc Bộ Công Thương181. Ngoài ra, pháp luật của Việt Nam cũng có quy định cụ thể đối với hợp đồng giao kết từ xa, theo đó khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh; chất lượng của hàng hóa, dịch vụ; chi phí giao hàng; phương thức thanh toán, phương thức giao hàng; thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết hợp đồng; chi tiết về tính năng, công dụng, cách sử dụng của hàng hóa... Ngoài ra, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật thì người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng182.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w