Ảnh hưởng của lực ép ly hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu giảm tải trọng động trong hệ thống truyền lực cơ khí ô tô tải 2 cầu (Trang 60 - 63)

Tác giả tiến hành khảo sát sự thay đổi của mô men xoắn trên các khâu đàn hồi khi khởi hành ô tô ở số 1, tương ứng với 3 trường hợp lực ép khác nhau là Fn1=100 N; Fn2=300 N và Fn3=900 N;

Kết quả tính toán mô men xoắn trên bán trục T45 trong 3 trường hợp này trình bày trên hình 3.3.

59

Hình 3.3. Sự thay đổi của mô men xoắn trên bán trục khi thay đổi lực ép

Từ đồ thị hình 3.3 ta thấy, khi đặt lực ép Fn1=100N lên đĩa ép mô men xoắn T45 trên bán trục là nhỏ nhất; còn ở 2 trường hợp còn lại khi Fn2=300N và Fn3=900N mô men xoắn T45 có giá trị gần giống nhau, trong đó trường hợp 2 giá trị của T45 nhỏ hơn tương đối ít so với trường hợp 3. Điều này được giải thích rõ hơn trên đồ thị biểu diễn tốc độ góc của động cơ, ly hợp và biến trạng thái đóng của ly hợp trên hình 3,4 đến hình 3.6 . Ở các hình này, khi ly hợp đóng hoàn toàn ly hợp ở trạng thái 1, và ngược lại chưa đóng hoàn toàn ly hợp có trạng thái 0.

Từ đồ thị kết quả trong trường hợp 1 (hình 3.4) có thể quan sát thấy, trong thời gian khảo sát 6s tốc độ của động cơ luôn khác tốc độ của đĩa bị động ly hợp e ≠c, hay nói cách khác ly hợp bị trượt (biến trạng thái ly hợp là 0). Nguyên nhân là do trường hợp 1, lực ép của ly hợp chưa đủ lớn để làm cho ly hợp đóng hoàn toàn, hiện tượng trượt này làm cho mô men xoắn trên bán trục giảm xuống.

60

Hình 3.4.Sự thay đổi của mô men trên trục, tốc độ và trạng thái đóng của ly hợp

khi duy trì lực ép 100N

Trong trường hợp 2 (hình 3.5), có thể thấy khi tăng lực ép, ban đầu ly hợp bị trượt, hiện tượng này kết thúc tại thời điểm t=1,6s. Do sự trượt xảy ra ngắn nên giá trị mô men xoắn trên trục ly hợp Tc2 tăng nhanh theo giá trị của mô men kích thích và đạt đến giá trị Tc2300N.

Hình 3.5. Sự thay đổi của mô men trên trục, tốc độ và trạng thái đóng của ly hợp

61

Tương tự, trường hợp 3 khi lực ép Fn=900 N (hình 3.6) cho ta thấy, do lực ép lớn nhất trong 3 trường hợp khảo sát nên thời gian kết thúc trượt của ly hợp là ngắn nhất khoảng 0,35 s. Khi này, lực ép tạo ra xung lực trên khâu gần nhất là trục ly hợp làm cho mô men xoắn Tc2 trên khâu này tăng nhanh đột ngột Tc2max600N sau đó giảm xuống 300 N ở trạng thái ổn định, do bán trục là khâu nằm xa trục ly hợp và có sự trượt của ly hợp nên ảnh hưởng của xung lực này không lớn, điều này làm cho mô men xoắn trên bán trục trong trường hợp này lớn hơn so với trường hợp 2 tương đối ít ( đường màu vàng và màu đỏ trên hình 3.3).

Hình 3.6 Sự thay đổi của mô men trên trục, tốc độ và trạng thái đóng của ly hợp

khi duy trì lực ép 900N

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu giảm tải trọng động trong hệ thống truyền lực cơ khí ô tô tải 2 cầu (Trang 60 - 63)