Thuốc điều trị

Một phần của tài liệu 3._benh_ly___thuoc_tim_mach (Trang 136 - 140)

D. Hội chứng chuyển hóa

4. Tiến triển và biến chứng

5.1 Thuốc điều trị

5.1.1. Sử dụng thuốc chống viêm: a. Steroid:

nên dùng vì tác dụng nhanh, kết quả chắc chắn, ít tai biến vì sử dụng thời gian ngắn. Chỉ nên dùng đường toàn thân loại uống.

- Trẻ em: Prednisolon 2 – 3 mg/kg/ngày.

- Người lớn: Prednisolon 1 – 1,5 mg/kg/ngày.

- Trong thời gian dùng thuốc: theo dõi chặt chẽ các tai biến và tác dụng phụ.

b. Aspirin:

Nhiều tác giả ưa dùng Aspirin hơn các steroid, thuốc có tác dụng không kém Steroid, rẻ tiền, tuy nhiên với lượng thuốc cao, kéo dài có nhiều tác dụng phụ nhất là tiêu hóa.

Liều lượng Aspirin dùng 100 – 120 mg/kg/ngày chia nhiều lần, uống nhiều nước và sau bữa ăn.

Duy trì liều cao trong 2 tuần lễ rồi giảm dần. Đối với thể bệnh nặng, cần tác dụng nhanh nên dùng loại Acetyl salicylate lysin (Aspégic) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

c. Các thuốc chống viêm khác:

Phenylbutazon (Butazolidin, Butazon, Butadion), chỉ dùng cho người lớn, nhiều tai biến và độc, các loại khác: Voltaren, Indomethacin, Brufen … ít dùng để điều trị thấp khớp cấp.

5.1.2. Kháng sinh: có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn.

- Penicilline G 1.000.000 – 2.000.000 đv/ngày tiêm bắp từ 1 – 2 tuần.

- Sau đó tiêm 600.000 Benzathin Penicillin (trẻ con) hoặc 1.200.000 (người lớn) một lần.

- Nếu dị ứng với Penicilline, thay bằng các kháng sinh khác (Erythromycin, Sulfadiazin …)

5.1.3. Các thuốc khác:

- Khi có dấu hiệu múa giật phải cho thêm các thuốc an thần: Diazepam, Chlopromazin.

- Đối với các trường hợp có suy tim cấp cần điều trị với các thuốc trợ tim và lợi tiểu. - Châm cứu và các thuốc YHCT tỏ ra ít tác dụng trong thấp khớp cấp.

Một phần của tài liệu 3._benh_ly___thuoc_tim_mach (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)