Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu 05-2021-KTCS-LU-HANH,-KS-THUONG-&-PSU,-NHA-HANG-PSU-55-80 (Trang 34 - 35)

- Các điểm nước khoáng, suối nước khoáng.

1.3.3. Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn

1.3.3.1. Các tác động của hoạt động du lịch đối với tài nguyên du lịch nhân văn a. Tác động tích cực

Nhờ các hoạt động du lịch, các nhu cầu du lịch mà các tài nguyên du lịch được khai thác trở thành các tài nguyên du lịch.

Hoạt động du lịch đã tạo ra một nguồn thu đáng kể cho các điểm có tài nguyên du lịch nhân văn và chính nguồn thu này đã góp phần vào công tác bảo tồn, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các tài nguyên du lịch này.

Các tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác nhằm mục đích phục vụ phát triển hoạt động du lịch do đó các tài nguyên này được quan tâm hơn trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo.

Đối với các loại hình nghệ thuật hoặc các làng nghề truyền thống thì hoạt động phát triển du lịch đã góp phần bảo tồn được các loại hình nghệ thuật và một số nghề thủ công truyền thống.

b. Các tác động tiêu cực do hoạt động du lịch ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch nhân văn.

Các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và các công trình đương đại do được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ du lịch quá nhiều, số người đến tham quan vượt mức cho phép làm cho các di tích bị mài mòn, xuống cấp. Đồng thời phá vỡ các cảnh quan kiến trúc do xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tu bổ các công trình kiến trúc để phục vụ phát triển du lịch.

Việc đưa các lễ hội vào khai thác quá đà và bừa bãi của người dân địa phương đã phần nào làm mất thiêng liêng phần lễ và phần hội được chú trọng nhiều hơn. Một ví dụ về sự khai thác bừa bãi của người dân địa phương đó là việc cho xây dựng thêm đền trình ở chùa Hương để đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch đã làm mất ý nghĩa của đền Trình, bởi đền Trình được xem là nơi “trình diện” với thần linh trước khi đến cõi Phật.

Còn đối với các làng nghề thủ công truyền thống thì khi được đưa vào hoạt động khai thác phát triển du lịch thì cũng có những ảnh hưởng nhất định, với việc khai thác các làng nghề phục vụ khách du lịch tham quan và mua các sản phẩm thủ công đã phần nào làm cho người thợ thủ công vì tiền mà tạo ra những sản phẩm có giá trị không cao.

1.3.3.2. Một số biện pháp giải quyết

Để bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên này thì nhà nước phải có các biện pháp để trùng tu, bảo vệ, khai thác hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Có những chính sách hỗ trợ cho dân cư, người làm du lịch để họ có trách nhiệm bảo vệ và yên tâm đưa nguồn tài nguyên này vào sử dụng phục vụ du lịch.

Đồng thời phải giáo dục cho cộng đồng, dân chúng để họ hiểu được giá trị, vai trò của nguồn tài nguyên này đối với phát triển du lịch, bảo tồn các gái trị của nó.Thông qua sự hiểu biết đó người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ.

Song song với các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền thì nhà nước phải đưa ra những quy chế trong việc vi phạm phá hoại các tài nguyên, quy định về việc tổ chức, đưa các lễ hội vào việc phục vụ du lịch như thế nào đó để đảm bảo được phần lễ được tiến hành theo đúng ý nghĩa của nó, tránh hiện tượng mô hình hóa lễ hội để phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu 05-2021-KTCS-LU-HANH,-KS-THUONG-&-PSU,-NHA-HANG-PSU-55-80 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)