Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu 05-2021-KTCS-LU-HANH,-KS-THUONG-&-PSU,-NHA-HANG-PSU-55-80 (Trang 38 - 39)

- Các điểm nước khoáng, suối nước khoáng.

4.1.2 Điều kiện tự nhiên

Vùng được hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp, là nơi giao lưu chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu - Miền Bắc và Miền Nam, giữa 2 đơn vị kiến tạo lớn và là nơi gặp gỡ của 2 nguồn di cư của thực động vật. Vì vậy đã tạo cho thiên nhiên của vùng đa dạng, phong phú có những nét độc đáo riêng.

Về địa hình có khoảng 4/5 diện tích là đồi núi và cồn cát, phần lớn bị chia cắt thành những phần nhỏ hẹp. Núi thường ăn lan ra biển, phía Tây là dãy Hoành Sơn cao trung bình 600 -800m, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo nên những cảnh quan đẹp như đèo Ngang, đèo Hải Vân. Vùng nằm ở mảnh đất có chiều ngang hẹp nhất đất nước, ở Quảng Bình có nơi chỉ có khoảng 50km, đồng bằng hẹp, có nhiều cồn cát lấn sâu vào đất liền. Bên cạnh đó, vùng có bờ biển dài 670km với 23 cửa sông, có nhiều đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản phục vụ cho du lịch. Mặt

khác, dạng địa hình đặc biệt của vùng đó là hệ thống hang động núi đá vôi Kẻ Bàng ở địa phận tỉnh Quảng Bình.

Khí hậu Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ, vẫn có một mùa đông lạnh, nhưng ngắn hơn (90 ngày). Nhiệt độ trung bình năm là 23 -25oC. Vùng mưa nhiều nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế. Độ ẩm không khí là 82 -87%. Khí hậu của vùng tương đối khắc nghiệt, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt (tập trung tháng 8 và tháng 9) hay gió Phơn Tây Nam (tháng đến tháng 7) gây khó khăn về phát triển kinh tế và hoạt động du lịch.

Sông ngòi của vùng có đặc điểm ngắn, dốc, nước trong xanh tạo phong cảnh đẹp nhưng thường có lũ đột ngột. Nguồn nước ngầm khá phong phú, đáng chú ý là nguồn suối khoáng, nước nóng. Hiện có 16 điểm suối khoáng được đánh giá là có thể sử dụng tốt cho an dưỡng, chữa bệnh, giải khát như suối khoáng Chà Khốt, Võ Ấm (Thanh Hóa); Bản Khang, Bản Tạt (Nghệ An); Sơn Kim (Hà Tĩnh); Bang - Lệ Thủy, Troóc, Đông Nghèn, Nô Bồ (Quảng Bình); Tân Lam, Kim Cương, Hướng Hóa (Quảng Trị), Thanh Tân, Mỹ An, Hương Bình (Thừa Thiên - Huế).

Thực động vật phong phú, dưới độ sâu cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, có nhiều loại động thực vật quý hiếm, có sự đa dạng sinh học cao. Đặc biệt vùng có nhiều bãi biển với nhiều ngư trường lớn, là nguồn thực phẩm dồi dào. Ngoài ra về địa hình của vùng đồng bằng nhỏ, hẹp, khí hậu có nhiều thiên tai nên bình quân lương thực đầu người có vùng thu nhập thấp, thường xuyên thiếu lương thực. Vì vậy, sự phát triển kinh tế biển, rừng, du lịch sẽ tạo ra những thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, góp phần bảo vệ môi trường và những giá trị văn hóa của vùng.

Một phần của tài liệu 05-2021-KTCS-LU-HANH,-KS-THUONG-&-PSU,-NHA-HANG-PSU-55-80 (Trang 38 - 39)