Từ các đặc điểm của video mạng xã hội Tiktok cùng các giả thuyết được đưa ra nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của giới trẻ từ độ tuổi 16-30 trên thành phố Đà Nẵng, nhóm xây dựng mô hình nghiên cứu
Hình 2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
H5 H1
Sự tuơng tác
Hành vi của giới trẻ bị tác động bởi mạng xã hội tiktok
Nhân khẩu học
H2
H3
Niềm tin hành vi Người sáng tạo nội
dung Nội dung
H4
Chuẩn mực chủ quan
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Đối với nghiên cứu định lượng: là phương pháp nghiên cứu khoa học mà ta sử dụng nó để lượng hoá các mối quan hệ hoặc để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, có thể là lượng hoá mô hình, có thể là lượng hoá các nhân tố.
1. Đặt vấn đề, xác định mục đích hay câu hỏi nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu
3.Phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu khoa học 5. Câu hỏi nghiên cứu
6. Đặt ra các giả thuyết 7. Kết cấu đề tài
8. Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo - Tiến trình nghiên cứu
Hình 3.3.1.1: Tiến trình nghiên cứu Xây dựng bảng câu hỏi
phỏng vấn Cronbach Alpha EFA Phương pháp nghiên cứu định lượng Phỏng vấn chuyên sâu Phỏng vấn chuyên gia Phương pháp nghiên cứu định tính
Hành vi giới trẻ Phương pháp nghiêncứu Đặt vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lí thuyết Mạng xã hội và mạng xã hội Tiktok
1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết lập mục tiêu nghiên cứu : hành vi giới trẻ
Xem xét số lượng, cách đặt câu hỏi phù hợp cho khảo sát của nhóm Chọn phương pháp phù hợp: khảo sát online,
Chọn mẫu khảo sát:
- Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, độ tin cậy, …Trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) (trích dẫn bởi MacClall, 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên. Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Trong nghiên cứu này, với 6 nhân tố độc lập và biến quan sát, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với cỡ mẫu tối thiểu là 6*42= 252 mẫu.Tức là số lượng phiếu phát ra phải lớn hơn hoặc tối thiểu là 252 phiếu
2. Tiến hành nghiên cứu - Định tính
- Định lượng
3. Xử lí và phân tích số liệu
Phân tích bằng các phần mềm như Excel, SPSS,… 4. Viết báo cáo tổng hợp
Viết báo cáo về tổng kết toàn bộ tiến trình nghiên cứu, thể hiện và phân tích dữ liệu thu được qua lí thuyết, bảng biểu, con số,…
3.2. Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu lý thuyết và thuyết kê mô hình nghiên cứu: sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu, động cơ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu. Nhóm xem xét các lý thuyết về chất lượng và mô hình thực hiện. Nghiên cứu mô hình và thiết kế mô hình phát triển câu hỏi điều tra cho việc thu thấp dữ liệu. Phát câu hỏi và thu thập phiếu câu hỏi, tổng hợp và phân tích dữ liệu hoàn thiện bài báo.
Trong bài nghiên cứu này nhím chọn sử dụng thang đo LIKERT để đo lường. Thang đo LIKERT là một thang đo thường có 5 đến 7 mức độ mô tả thí độ con người đã tạo ra nó – nhà khoa học xã hội người Mỹ, Rensis Likert. Thang đo này ngày càng trở nên phổ biến và được tin dùng cho các cuộc khảo sát lấy ý kiến vì nó là một trong những thang đo đáng tin cậy nhất để đo lường ý kiến, nhận thức và hành vi
So với những câu hỏi khảo sát chỉ cung cấp hai đáp án, thì những câu hỏi có câu trả lời ở nhiều mức độ như kiểu Likert sẽ giúp người làm khảo sát có được những phản hồi chi tiết nhất có thể, để từ đó xây dựng những chiến lược những kế hoạch một cách hiệu quả nhất.
Trong bảng câu hỏi khảo sát kết cầu gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
- Phần mở đầu: Mở đầu nhóm viết một đoạn giới thiệu về mục đích của cuộc điều tra và các hướng dẫn chung. Đoạn giới thiệu đầu tiên nhóm sẽ cung cấp những nội dung gồm: người tiến hành cuộc khảo sát, cuộc khảo sát bao gồm những chủ đề gì, nêu tính đảm bảo tính bảo mật của thông tin điều tra, cho đối tượng được khảo sát có quyền đồng ý tham gia hoặc từ chối.
- Phần nội dung: bắt đầu bằng những câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở. Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu, cần nhấn trọng tâm.
- Phần kết luận: Thông tin đáp viên và lời cảm ơn.
Từ đó, nhóm đã đưa tổng quát bảng các biến để khảo sát như sau
*Nội dung(ND):
CÁC YẾU TỐ
VIẾT TẮT BIẾN QUAN SÁT
Nội dung của
Tiktok ND_1 Nội dung trên Tiktok giúp tôi học hỏi những kiến thứ
ND_3 Video Tiktok mang hướng phản cảm hoặc bạo lực
ND_4 Thông tin ở các video Tiktok luôn được cập nhật mỗi ngày
Bảng 3.3.2.1: Phân loại biến quan sát
*Người sáng tạo nội dung (NST):
CÁC YẾU TỐ
VIẾT TẮT BIẾN QUAN SÁT
Người sáng tạo nội dung trên TikTok
NST_1 Ngoại hình của người làm nội dung ưa nhìn
NST_2 Người nổi tiếng khi làm video thì họ phải nên cân nhắc kĩ về nội dung
NST_3 Những người nổi tiếng nên làm video mang tính tích cực
NST_4 Nội dung của họ tạo ra phù hợp với tất cả lứa tuổi
NST_5 Video được tạo ra phải mang tính sáng tạo hơn video cũ NST_6 Nguời làm nội dung phải cập nhật thông tin đúng đắn và kịp
thời
Bảng 3.3.2.2: Phân loại biến quan sát
*Niềm tin hành vi(NTHV):
CÁC YẾU TỐ
VIẾT TẮT BIẾN QUAN SÁT
Niềm tin hành vi
NTHV_2 Học và làm theo các video thịnh hành là điều luôn đúng
NTHV_3 Hành vi ở các nội dung giải trí luôn phù hợp với người xem
Bảng 3.3.2.3: Phân loại biến quan sát
*Chuẩn mực chủ quan(CMCQ):
CÁC YẾU TỐ
VIẾT TẮT BIẾN QUAN SÁT
Chuẩn mực chủ quan
CMCQ_1 Sử dụng Tiktok thời gian dài không gây hại
CMCQ_2 Những video làm về giáo dục sẽ có nội dung trong sáng và lành mạnh
CMCQ_3 Các thử thách do người nổi tiếng đưa ra luôn phù hợp với mọi lứa tuổi
CMCQ_4 Tôi có thể biết được nội dung nào phù hợp với bản thân mình
Bảng 3.3.2.4: Phân loại biến quan sát
*Sự tương tác của người xem với các video Tiktok(STT):
CÁC YẾU TỐ
VIẾT TẮT BIẾN QUAN SÁT
Sự tương tác của người với các video Tiktok
STT_1 Tôi thả tim những video mà tôi thích
STT_3 Tôi hay chia sẻ những video có nội dung bổ ích STT_4 Tôi sẽ lưu những video mà tôi thấy hay về máy
Bảng 3.3.2.5: Phân loại biến quan sát
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này.
Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào. Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn
Từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự ảnh hưởng của video đối với hành vi của giới trẻ qua mạng xã hội Tiktok đồng thời đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu như trên, nhóm tiến hành trích lục các câu hỏi khảo sát từ các nghiên cứu đi trước sau đó được lập thành bảng câu hỏi khảo sát định tính nhằm xác định các biến quan sát phù hợp với đề tài nghiên cứu cũng như phù hợp với giới trẻ sử dụng mạng Tiktok trên thành phố Đà Nẵng.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, tóan học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện với cỡ mẫu lớn hơn nhằm thu thập thông tin của người tiêu dùng về vấn đề nghiên cứu. Đo lường đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng phù hợp trong nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của người được khảo sát. Các kết quả định lượng từ một nhóm mẫu sẽ được tổng quát hóa lên một tổng thể mẫu lớn hơn.
Làm rõ nội dung nghiên cứu bằng cách xác định được yếu tố nào của các video ở mạng xã hội Tiktok ảnh hưởng đến hành vi người dùng độ tuổi 16-30 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và mức độ tác động của từng đặc điểm trên.
Thu thập dữ liệu định lượng thường có cấu trúc hơn so với thu thập dữ liệu định tính bao gồm nhiều hình thức khảo sát khác nhau như khảo sát trực tuyến, khảo sát trên giấy, khảo sát di động, khảo sát qua thư hoặc email,…
Với phương pháp này tác giả sẽ tiếp cận với người trả lời được dễ dàng, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời với phương pháp này tác giả sẽ ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
3.3.3. Lý thuyết EFA
EFA là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn(gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn
EFA thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực quản trị, kinh tế, tâm lý, xã hội học, . . ., khi đã có được mô hình khái niệm(Conceptual Framework) từ các lý thuyết hay các nghiên cứu trước.
Trong các nghiên cứu về kinh tế, người ta thường sử dụng thang đo(scale) chỉ mục bao gồm rất nhiều câu hỏi(biến đo lường) nhằm đo lường các khái niệm trong mô hình khái niệm, và EFA sẽ góp phần rút gọn một tập gồm rất nhiều biến đo lường thành một số nhân tố.
Các nhân tố được rút ra sau khi thực hiện phân tích EFA sẽ có thể được thực hiện trong phân tích hồi quy đa biến (Multivariate Regression Analysis), mô hình Logit, sau đó có thể tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khẳng định(CFA) để đánh giá độ tin cậy của mô hình hay thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling, SEM) để kiểm định về mối quan hệ phức tạp giữa các khái niệm.
3.3.4. Phân tích phương sai (ANOVA)
Phân tích phương sai (analysis of variance-ANOVA) là phương pháp thống kê để phân tích tổng quy mô biến thiên của biến số phụ thuộc (tổng đó tổng quy mô biến thiên được định nghũa là tổng các độ lệch bình phương so với số bình quân của nó) thành nhiều phần và mỗi phần được quy cho sự biến thiên của một biến giải thích cá biệt hay một nhóm các biến giải
thích. Phần còn lại không thể quy cho biến nào được gọi là sự biến thiên không giải thích được hay phần dư. Phương pháp này được dùng để kiểm định giả thuyết 0 nhằm xác định xem các mẫu thu được có được rút ra từ cùng một tổng thể không. Kết quả kiểm định cho chúng ta biết các mẫu thu được có tương quan với nhau hay không.
3.3.5. Lý thuyết về Cronbach alpha
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả.Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của mô hình nghiên cứu đó
3.3.6. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy (regression analysis) là kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ thuộc và biến độc lập.
Nó cho phép đạt được kết quả ước lượng tốt nhất về mối quan hệ chân thực giữa các biến số. Từ phương trình ước lượng được này, người ta có thể dự báo về biến phụ thuộc (chưa biết) dựa vào giá trị cho trước của biến độc lập (đã biết).
Chương 4
Kết quả nghiên cứu 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sử dụng công cụ chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất, mẫu
4.1 Thống kê mô tả các thuộc tính đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid
16-18 Tuổi 17 7.8 7.8 7.8
19-25 Tuổi 200 92.2 92.2 100.0
Total 217 100.0 100.0
Đối với biến độ tuổi, thống kê mô tả của chúng tôi thu thập được gồm 217 mẫu, ít hơn so với mục tiêu đề ra là 400 mẫu cộng với sai số 50 mẫu, nên trong bài khảo có điều gì sai sót, mong giảng viên góp ý giúp chúng tôi hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thành bài của mình.
Ở đây, biến độ tuổi thu thập được 217 mẫu, trong độ tuổi từ 16-18 tuổi chúng tôi khảo sát được 17 mẫu, chiếm 7,8% giá trị, đối với độ tuổi từ 19-25 chúng tôi khảo sát chiếm được tỉ lệ cao nhất, gồm 200 mẫu giá trị, chiếm 92,2% trong khoảng giá trị này, đối với độ tuổi từ 26-30 chúng tôi không thu thập được mẫu khảo sát nào.
Giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid
Nam 103 47.5 47.5 47.5
Nữ 114 52.5 52.5 100.0
Total 217 100.0 100.0
Với bảng giới tính thuộc thống kê mô tả, chúng tôi khảo sát được gồm 103 nam giới sử dụng ứng dụng này, chiếm tổng cộng 47,5%, đối với nữ giới, lượng người được khảo sát ước tính là 114 người, chiếm 52,5% người sử dụng Tiktok, qua bảng trên ta thấy số lượng người sử dụng ứng dụng là nữ chiếm đa số hơn so với người nam.
Nghề nghiệp
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Hoc Sinh 14 6.5 6.5 6.5
Sinh Vien 168 77.4 77.4 83.9
Nhan vien van phong 19 8.8 8.8 92.6
Kinh Doanh Buon Ban 16 7.4 7.4 100.0
Total 217 100.0 100.0
Tiếp tục khảo sát đến thống kê mô tả về nghề nghiệp, chiếm tỉ trọng thấp nhất là học sinh với lượng khảo sát là 14 người, chiếm 6,5%, tiếp theo đó là người kinh doanh buôn bán và nhân viên văn phòng, chiếm trong mẫu khảo sát lần lượt là 16 và 19 người được khảo sát, chiếm lần lượt là 7,4% và 8,8% tổng thể, đối với sinh viên, người có thời gian rảnh rỗi nhiều nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất, với mẫu đạt được là 168 mẫu, chiếm 77,4% số lượng người trong thống kê mô tả này.
Thu nhập
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 3 triệu đồng 111 51.2 51.2 51.2 Từ 3-5 triệu đồng 61 28.1 28.1 79.3 Từ 5-10 triệu đồng 30 13.8 13.8 93.1 Trên 10 triệu đồng 15 6.9 6.9 100.0 Total 217 100.0 100.0
Đối với bảng thống kê thu nhập, số lượng người có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất,với 111 người chiếm 51,2% số lượng mẫu khảo sát, tiếp theo là nhóm người có mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng chiếm 28,1% với 61 người tham gia, với mức thu nhập 5-10 triệu đồng, chiếm 30 người với tỉ lệ 13.8%, những người đạt được thu nhập trên 10 triệu đồng chiếm tỉ trọng thấp nhất với 6,9% với 15 người tham gia khảo sát.
Mục đích sử dụng
Frequency Percent Valid Percent Cumulative