Phú Khang của trại dế chính là tên cậu con trai 3 tuổi của hai vợ chồng Tuyên.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận "Tình hình nuôi dế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa" pot (Trang 37 - 40)

chồng Tuyên.

"Lúc mang bầu, vợ mình ăn uống rất kham khổ, bữa nào sang thì được được ba cái đậu, thường ngày chỉ được hai cái thôi. Lam lũ là thế nên vợ chồng đặt tên con với biết bao kì vọng. Một người đặt tên Phú, một người đặt tên Khang, kết hợp lại thành Phú Khang” - Tuyên tâm sự về những ngày đầu lập trại dế.

Giờ đây, với mức tiêu thụ dế thịt khoảng gần 4 tạ/tháng, trừ mọi chi phí, trại dế thu về một tháng từ 40 - 50 triệu đồng. Tiền lãi được Tuyên đầu tư ngược vào việc mua thêm đất, mở rộng chuồng trại. Trại dế được

thiết kế theo mô hình chữ T với khu trên là 1.000 chậu nhựa nuôi dế, khu dưới chuyển sang nuôi dế trong khung gỗ đóng với nilông. Khung gỗ giảm chi phí ban đầu tuy nhiên mức độ hao phí nhiều hơn chậu. Việc sử dụng chậu được coi là một bước đệm và sẽ tiến hành nhiều hơn khi có điều kiện.

Trung bình về mùa hè chỉ cần 35 - 40 ngày là có thể xuất dế thương phẩm. Tuy nhiên về mùa đông thời tiết khắc nghiệt hơn nên phải cần đến 3 tháng cho dế con lớn.

Việc nuôi dế không đòi hỏi nhiều nhân công. Tuy nhiên, công đoạn sơ chế lại cần nhiều người. “Sơ chế phải nhanh để tránh ôi. Dế được bỏ cánh, rút bằng phần chấm đuôi, cấu ruột ra hoặc bẻ gáy xong bóp nhẹ lên đến phần ruột. Phương pháp bỏ gáy đẹp mã hơn và giữ được lượng prôtêin, bảo quản dễ” - ông chủ trại dế tiết lộ.

Đa số những người học nghề nuôi dế ở trại dế Phú Khang là các bạn trẻ 8X. Nuôi dế phải chăm chú thì mới làm được, vì dế không giống như con gà rắc thóc là xong. Bệnh của gà dễ phát hiện nhưng biểu hiện bệnh của dế lại rất khó nhận biết” - Tuyên chia sẻ.

Nói về một trong số những “học trò” của mình, thầy Tuyên kể: “Bạn Ngà sinh năm 1987 giàu lên từ dế rồi mới lấy chồng. Lúc đầu khi bạn ấy đến hỏi mua dế giống, mình bảo nếu lấy chồng bạn không thể vác dế về nhà chồng được đâu nhưng bạn vẫn rất nhiệt tình”.

Hiện tại ngoài nuôi dế, thầy Tuyên đã “lấn sân” sang nuôi bọ cạp, rết, kì đà, sâu super, sâu quy (hai loại sâu làm thức ăn cho chim cảnh, cá

cảnh).

Trong kinh doanh, “thầy Tuyên dế” quan niệm: “Thị trường không để dành chỗ cho ai. Ai nhanh nhạy biết nắm bắt thời cơ người đó sẽ là người kinh doanh có lãi. Ngoài việc nắm chắc kĩ thuật thì đầu ra cho sản phẩm phải được tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu.”

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Đúng là nhân dân ta còn mắc cái bệnh sản xuất theo phong trào. Cả trong chăn nuôi và trồng trọt, cứ chạy theo những thứ khởi đầu cho thu nhập cao, sản xuất ồ ạt để rồi khi giá xuống thấp (phù hợp với giá trị kinh tế thực) thì lại bỏ. Phá vườn tạp trồng vải thiều ồ ạt trước đây cũng đã là bài học cho cả người quản lý và nhân dân. Điều đáng suy nghĩ là cơ quan chuyên ngành của các cấp quản lý cần đánh giá đúng giá trị kinh tế của một sản phẩm, định hướng, hướng dẫn nhân dân đầu tư sản xuất thành những vùng hàng hóa, tổ chức liên kết với thị trường (nhất là thị trường nước ngoài) với giá cả phù hợp để phát triển ổn định, lâu dài. So với các con vật nuôi, có lẽ không có con gì dễ nuôi hơn con dế. Như Trịnh Lan nêu trong bài báo: “đầu tư ban đầu ít, vật dụng nuôi dễ, chỉ là chậu nhựa, thùng xốp. Thức ăn cho dế đơn giản, dễ kiếm, chỉ là rau, cỏ, cám gà con.” Đầu tư như thế, một vốn bốn lời đã là rất quý. Sao lại bỏ. Sao lại không khuyến khích?

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận "Tình hình nuôi dế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa" pot (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w