Chị Hà Thanh Huyề nở xã Ngọc Sơn là nông dân đầu tiên của huyện Hiệp Hoà mạnh dạn tìm tòi, đầu tư vào mô hình nuôi dế thâm canh.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận "Tình hình nuôi dế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa" pot (Trang 28 - 37)

Hiệp Hoà mạnh dạn tìm tòi, đầu tư vào mô hình nuôi dế thâm canh. Chị kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên đến với con dế. Trong một lần tình cờ xem truyền hình chị nhận thấy nuôi dế vừa nhàn, phù hợp với gia đình mình, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Không ngại khó, chị đã cùng con trai tìm đến thăm trang trại dế của gia đình ông Ngọc ở Vĩnh Phúc để học hỏi kinh nghiệm. Bước đầu do chưa nắm rõ về kỹ thuật nuôi nên chị chỉ dám mua 1 thùng dế về nuôi thử và nhân giống. Vừa

làm, vừa rút kinh nghiệm, chị đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất. Gia đình chị bán 3 con bò được gần 30 triệu đồng và đầu tư hết vào nuôi dế. Sau hơn 7 tháng, chị đã nhân ra gần 200 thùng nuôi dế, gồm dế giống, dế thương phẩm và dế con. Với giá 5.000đ - 8.000đ/con dế

giống, 250.000đ – 300.000đ/kg dế thương phẩm, ước tính 6 tháng chị thu lãi hơn 70 triệu đồng.

Theo chị Huyền, nuôi dế không còn là một việc làm mới lạ đối với người nông dân, nhưng mô hình nuôi dế mang tính hàng hoá thì vẫn còn quá ít, nhỏ lẻ, manh mún. Kinh nghiệm của chị cho thấy kỹ thuật nuôi dế khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Nguồn thức ăn của dế rất đa dạng (ăn các loại rau và cám gà úm), ít bệnh, vốn đầu tư nuôi không lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, hệ thống chuồng trại không tốn nhiều diện tích, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi… Sau 2 tháng nuôi, dế bắt đầu sinh sản, mỗi con dế thường

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà với kinh nghiệm tích luỹ được, chị Huyền vừa bán dế giống, dế thương phẩm vừa hướng dẫn cho

bà con phương pháp chăm sóc và nhân giống cho hiệu quả cao. Hiện nay, học tập theo mô hình của chị, đã có ít nhất hơn 40 hộ trong xã, trong huyện nuôi dế thành công, hộ nuôi ít cũng có 20-30 thùng, hộ nuôi nhiều có đến vài trăm thùng. Mới đây chi hội nuôi dế liên xã Ngọc Sơn - Lương Phong đã được Sở khoa học công nghệ tỉnh đầu tư dự án phát triển con dế, theo đó 10 hộ nuôi dế quy mô lớn sẽ được hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng để mở rộng quy mô nuôi dế giống và dế thương

phẩm. Thời gian tới chi hội tiếp tục hướng dẫn bà con cách chăm sóc và quy mô nuôi thích hợp, đứng ra nhận ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi đáp ứng yêu cầu của thị trường và riêng chị Huyền sẽ mở hướng sản xuất rượu dế, thức ăn dành cho dế mang thương hiệu gia đình chị nhằm đa dạng sản phẩm.

Năng động, dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu chính đáng là nhận xét của nhiều người dành cho chi hội trưởng nuôi dế đầu tiên của huyện: Chị Hà Thanh Huyền.

Chị Nghiêm Thị Minh, thôn Ninh Giang – Danh Thắng – Hiệp Hòa, người nông dân đầu tiên của huyện Hiệp Hòa mạnh dạn năng động tìm tòi, đầu tư vào mô hình nuôi dế thâm canh và hiện tại chị Minh đang là chủ đề tài về dế thâm canh trong CLB đa dạng sinh học nông nghiệp Bắc Giang. Khi chúng tôi đến, chị đang bận rộn chăm sóc cho những chú dế mới nở nhưng trên môi luôn nở một nụ cười thân thiện. Trong 1 gian nhà chưa đầy 40m2 nhưng có hàng trăm chậu nhựa đậy lồng bàn nuôi dế mèn xếp thành từng tầng, từng hàng với các chú dế theo đủ loại ngày tuổi khác nhau, tiếng dế kêu râm ran nghe mà xao động lòng người. Chị dẫn chúng tôi đi thăm mô hình dế thâm canh của chị và một số hộ lân cận, đồng thời trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm nuôi dế mang lại hiệu quả kinh tế thật hấp dẫn. Theo chị, nuôi dế không khó và cũng không phải là một việc làm mới lạ đối với người nông dân, nhưng nuôi dế mang tính hàng hóa thì đó là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới.

Nói về cơ duyên tìm đến với nghề nuôi dế của chị cũng thật ngẫu nhiên, sinh ra và lớn lên từ nhà nông rồi đi lấy chồng, khi ra ở riêng 2 vợ chồng chị Minh chỉ có 2 bàn tay trắng với 2 sào ruộng khoán trên đồng đất bạc màu quanh năm không đủ ăn nên cái nghèo, cái khó cứ bám riết lấy gia đình chị. Năm 2000 chồng chị lại mất sau một vụ tai nạn để lại cho chị 2 con nhỏ, nén nỗi đau vào lòng chị đi cày thuê, cấy mướn để nuôi các con ăn học. Thương mẹ vất vả, cả 2 con chị đều chăm ngoan, học giỏi. Đến năm 2008 chị lại chịu thêm một nỗi đau khi vụ tai nạn xe máy đã cướp đi đứa con trai đầu lòng. Khó khăn chồng chất khó khăn, nỗi đau cộng thêm nỗi đau nhưng là một người phụ nữ năng động, sáng tạo chị Nghiêm Thị Minh đã không cam chịu số phận, nuốt nước mắt vào trong chị quyết tâm vươn lên làm giàu. Tình cờ trong một lần nuôi con ốm tại bệnh viện, chị đọc được một bài báo về cậu bé 19 tuổi trở thành tỷ phú về nuôi dế thâm canh, điều đó đã thôi thúc chị quyết tâm tìm tòi và học tập bằng được kinh nghiệm mô hình nuôi dế đem lại hiệu quả cao. Với ý chí đó, Chị đã nhờ người quen vào Củ Chi – TPHCM để tìm nhập dế giống và tự mày mò, tìm tòi tài liệu trên các sách báo về kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật nuôi dế và học hỏi từ người nuôi trước. Lúc đó với số vốn vay 6 triệu đồng, chị đầu tư mua 4 chậu dế, sau 5 ngày nhân ra được 4 chậu, đến 13 ngày sau chị tiếp tục đầu tư thêm 4 chậu. Với tổng số vốn ban đầu là 12 triệu đồng nhưng chỉ sau 1 tháng, trừ chi phí các loại cũng đem thu nhập về cho chị gần 20 triệu đồng. Sau 8 tháng chị đầu tư nuôi và nhân ra khoảng 135 chậu dế, sản phẩm dế chủ yếu được bán làm giống cho các hộ nông dân và do công ty CP thực phẩm Hà Nội nhận tiêu thụ đầu ra thương phẩm, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn làm đặc sản dế. Chị Minh đã đầu tư mạnh vào việc nuôi, nhân giống rồi cung cấp cho thị trường con dế giống. Vì vậy đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao, bình quân mỗi 1 chậu dế giống ( khoảng 90 con) bán ra hơn 1 triệu đồng/ 1 chậu, mỗi con vào 15 -20.000đ/con. Lòng quyết tâm, sự táo bạo và mạnh dạn đã đem lại cho chị những thành công mới. Lứa dế thương phẩm đầu tiên được xuất đi đã đem lại cho gia đình chị một khoản thu nhập bất ngờ. Bắt đầu nuôi dế từ tháng 7/2009, với số vốn ban đầu là 6 triệu đồng, đến nay sau gần một năm, từ con dế giống chị Nghiêm Thị Minh đã thu về hàng trăm triệu đồng. Do đó đây có thể được coi là nghề kinh doanh siêu lợi nhuận 1 vốn, 4 lời.

Theo kinh nghiệm của chị Minh thì kỹ thuật nuôi dế khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Nguồn thức ăn của dế rất đa dạng, nó ăn các loại rau xanh, vỏ dưa, cỏ non, cám gà con, đặc biệt dế thuộc họ côn trùng nên rất ít

bệnh, dịch, vốn đầu tư không lớn lại không gây ô nhiễm môi trường, hệ thống chuồng trại không tốn nhiều diện tích, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, nó còn được coi là một nguồn thực phẩm sạch. Nếu so với các con vật khác thì lợi nhuận từ nuôi dế cao hơn gấp rất nhiều lần. Dế thường được nuôi bằng thùng xốp (vào mùa đông) và bằng thau nhựa, chậu nhựa (vào mùa hè), người nuôi có thể cho thêm rế bắc nồi cơm để dế leo trèo, trú ẩn. Sau 2 tháng nuôi, đế bắt đầu sinh sản, mỗi con dế thường đẻ từ 600-700 trứng, dế đẻ liên tục trong 20 -25 ngày, đem ấp khoảng 10 – 12 ngày trứng nở. Tuy nhiên người nuôi cần chú ý vệ sinh thùng nuôi dế sạch sẽ, không để thức ăn quá thối nát vì sẽ làm dế mắc bệnh tiêu chảy, nhiệt độ luôn giữ từ 25-320C. Đối với loại dế con thì 2-3 ngày cho ăn một lần và cho uống nước thông qua miếng mút để cho dế khỏi bị chết đuối. Đối với dế thương phẩm và dế giống ngày cho ăn một lần, cho uống nước thông qua cát ướt. Khi dế đến kỳ sinh sản, cần chọn những con dế to khỏe để nhân giống, đặc biệt tỷ lệ ghép giữa dế đực với dế cái cũng rất quan trọng bởi nó liên quan đến chất lượng của dế, nếu ghép ít đực, tỷ lệ trứng nở sẽ kém. Theo kinh nghiệm của chị Minh thì tỷ lệ thích hợp nhất trong một Chậu 60 con dế cái thì ghép 30 con dế đực. Tức là bình quân 1,2 đến 1,5 con dế cái thì có 1 con đực.

Ngoài cách làm giàu cho gia đình, với kinh nghiệm tích lũy được và tinh thần nhiệt huyết của một chủ đề tài nuôi dế thâm canh, chị Nghiêm Thị Minh vừa bán dế giống, dế thương phẩm vừa hướng dẫn cho bà con phương pháp chăn nuôi, chăm sóc và nhân giống dế cho hiệu quả cao. Mỗi lần đi tập huấn cho bà con nhân dân, chị Minh đều truyền đạt tận tình và hướng dẫn rất chu đáo về quy trình, kỹ thuật nuôi dế thâm canh mà chị đúc rút được từ kinh nghiệm của chính bản thân thông qua hoạt động trao đổi kinh nghiệm ở CLB sinh học tỉnh Bắc Giang, cụ thể như: Địa điểm nuôi dế, Cách chọn giống, tách đàn, dụng cụ nuôi dế, khay đựng thức ăn, nước uống, cách nuôi dế theo từng chủng loại dế, chọn thức ăn… Mỗi buổi tập huấn có hàng trăm lượt người tham dự và được người dân rất hào hứng tham gia. Chị cũng khuyến cáo, trong thời gian nuôi dế, nên chú ý đến loài kiến hại, do vậy cứ 3 tháng thì dùng loại thuốc diệt kiến, ruồi, muỗi của ngành y tế phun quanh tường, nền nhà một lần, trước khi phun thuốc phải chuyển các chậu dế ra ngoài khoảng 2-3 giờ khi thuốc hết mùi thì để dế trở về chỗ cũ. Là người nông dân đầu tiên của huyện Hiệp Hòa thực hiện mô hình nuôi dế thâm canh, đồng thời là một chủ đề tài dế của Tỉnh, chị Nghiêm Thị Minh không chỉ truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi dế cho bà con trong vùng, chị còn đi chuyển giao khoa học – kỹ thuật công nghệ nuôi dế thâm canh cho bà con nông dân ở nhiều tỉnh, huyện bạn như: Hà Nội, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hưng

Yên,Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang (Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Hiệp Hòa, Việt Yên)… Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các hộ nông dân nuôi dế phát triển lâu dài, chị Minh còn đứng ra làm đầu mối thu mua bao tiêu sản phẩm, và có khi đến tận nhà dân để trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật. “Là nông dân nên tôi hiểu sự vất vả, khốn khó của cái nghèo, việc nuôi dế là một việc làm không khó, vốn đầu tư ít lại dễ nuôi, cho lợi nhuận cao nên bất kỳ ai cũng có thể nuôi được và tôi mong bà con nông dân cùng phát triển kinh tế và làm giàu như tôi”- Chị Minh tâm sự. Thấy được hiệu quả cao từ mô hình nuôi dế, bà con nhân dân trong huyện cũng hưởng ứng và đầu tư nuôi, đến nay đã có 10 đơn vị xã, thị trấn thực hiện mô hình nuôi dế thâm canh như: xã Ngọc Sơn, Thường Thắng, Danh Thắng, Mai Trung, Đức Thắng,Thị trấn Thắng, Bắc Lý, Quang Minh, Lương Phong, Đoan Bái… Đồng thời huyện vừa thành lập một chi hội nuôi dế thâm canh liên xã Ngọc Sơn – Lương Phong với 40 hội viên tham gia nhằm hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng làm ăn chính đáng và lâu dài. Tuy nhiên, do còn nặng tư tưởng của phương thức sản xuất truyền thống nên mô hình nuôi dế thâm canh ở huyện Hiệp Hòa vẫn còn nhỏ lẻ chưa thực sự phát triển mạnh và nhân rộng.

Năng động thoát nghèo, luôn nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng, chị Nghiêm Thị Minh luôn được mọi người quý mến, tìm đến học hỏi, trong thâm tâm, chị luôn mong muốn các cấp quan tâm tạo nguồn vốn xây dựng và thành lập HTX nuôi dế, có thể phát triển, nhân rộng mọi nơi, giúp nông dân thoát nghèo. Từ hiệu quả mô hình dế thâm canh đầu tiên trong huyện của chị Nghiêm Thị Minh (Ninh Giang – Danh Thắng –Hiệp Hòa), UBND huyện Hiệp Hòa cũng đang có kế hoạch theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế, tìm hiểu, khảo nghiệm về quy trình, kỹ thuật và quá trình phát triển kinh tế từ mô hình “dế thâm canh” để từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho người nông dân nuôi dế và khuyến khích nhân rộng ra địa bàn toàn huyện.

Chủ trại dế Lê Thanh Tùng

Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng - người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm

đồng loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theo hướng công nghiệp đã được anh Tùng - người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu tìm cho ra công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày nay.

1. Sinh trưởng phát dục của dế:

- Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.

- Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.

- Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm.. Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.

- Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.

Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C(nhiệt độ phòng). Cứ 3 - 4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Sau 9 - 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.

kính từ 45 - 50 cm, cao 60 cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 - 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh..

- Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận "Tình hình nuôi dế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa" pot (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w