Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn: 1 Những mặt đạt được:

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT (Trang 31 - 36)

2.1. Những mặt đạt được:

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được sự quan tâm sâu sát, kịp thời của lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện nên việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn luôn thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, kết luận đảm bảo cơ sở pháp lý, công tác xây dựng và lưu trữ hồ sơ khoa học, đảm bảo quy định của pháp luật. Do vậy, những quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của huyện ban hành trong thời gian qua luôn được sự đồng tình nhất trí cao của các cấp trên.

Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, huyện đã tạo điều kiện cho cơ quan Thanh tra chủ động phát huy vai trò tham mưu, đề xuất cho UBND huyện kịp thời giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phát sinh khiếu kiện đông người xảy ra tại địa phương.

Công tác thanh tra kinh tế - xã hội đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm ở cơ sở, đưa công tác quản lý nhà nước trên địa bàn dần đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật. Thanh tra huyện cũng đã tích cực kiểm tra, hướng dẫn cơ sở về nghiệp vụ quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo cho các vụ khiếu nại, tố cáo đều được giải quyết tốt ở cơ sở, giảm thiểu hiện tượng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện gay gắt, đông người.

Ngoài ra, trong quá trình thụ lý giải quyết khiếu nại, cán bộ, Thanh tra viên đã tổ chức đối thoại công khai, giải thích và phân tích rõ cho người dân hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung đơn khiếu kiện, điều đó đã giúp cho người dân thông hiểu và tự nguyện rút đơn khiếu nại. Vì vậy, đã hạn chế phần nào việc ban hành quyết định giải quyết đơn khiếu nại của người dân.

Năm 2008 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng nhiều so với các năm trước (tổng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2004 là 26 đơn, năm 2005 là 108 đơn, năm 2006 là 07 đơn, năm 2007 là 109 đơn và năm 2008 là 468 đơn), trong khi đó Thanh tra huyện với lực lượng thanh tra biên chế ít nên việc đôn đốc, hướng dẫn cơ sở giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra kinh tế - xã hội chưa thực hiện được nhiều trên địa bàn. Một số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa bảo đảm thời gian quy định do cán bộ thanh tra quá ít trong khi cùng một lúc phải giải quyết nhiều vụ việc.

Một số quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật, công tác thẩm tra, xác minh ở một số nội dung chưa được toàn diện, còn có những mặt kết luận chưa sâu.

Về công tác tiếp dân duy trì chưa thường xuyên, nơi tiếp công dân chưa được bố trí đúng quy định, ở một số xã công tác tiếp dân còn hình thức, sổ sách đăng ký đơn thư chưa thật sự khoa học và chặt chẽ. Dẫn đến nhiều đơn thư bị thất lạc, hư hại, đơn thư vượt cấp, khiếu nại lâu dài, vẫn còn một số vụ việc giải quyết chưa triệt để, còn tồn động hoặc chưa thi hành quyết định giải quyết.

Chế độ thông tin báo cáo từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh và ngược lại nhiều lúc chưa kịp thời, chưa đúng thời gian quy định của pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo tuy được chú trọng nhưng chưa được thường xuyên, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong huyện chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ.

2.3. Nguyên nhân:

Đất nước ta trãi qua nhiều giai đoạn cách mạng, có nhiều vấn đề thuộc về lịch sử để lại, nhất là vấn đề về nhà cửa và đất đai. Qua các thời kỳ xây dựng, cải tạo mới, Nhà nước ta ít có những quy định gì khác so với trước đây nên các cơ quan chức năng thật sự lúng túng trong xử lý giải quyết những khiếu nại của người dân về những vấn đề tồn động thuộc lịch sử, trong khi đó các vụ việc khiếu kiện này lại bức xúc, có nhiều vụ việc rất gay gắt.

Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị và các khu công nghiệp, một bộ phận nhân dân bị thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng, quỹ đất canh tác bị thu hẹp, công ăn việc làm vốn đã khó khăn nay một bộ phận người dân lại càng khó khăn hơn, dân số phát triển nhanh, cơ cấu việc làm chưa chuyển đổi kịp thời. Mặt khác do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, giá cả bất động sản ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn đến người dân khiếu kiện gay gắt về công tác đền bù, giải toả, thu hồi đất.

Trên địa bàn huyện Châu Đức, trong thời gian qua được sự quan tâm của tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên các chính sách về đền bù giải toả thu hồi đất xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng chưa sát với thực tế cuộc sống, chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi để ổn định cuộc sống của người bị thu hồi đất sản xuất, đã gây nhiều khó khăn cho việc xem xét, kết luận giải quyết khiếu kiện. Bên cạnh đó, một số bộ phận dân trí còn thấp nên chưa am hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp hoặc khiếu nại, tố cáo sai.

Luật Khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập, nhất là quy định về thẩm quyền giải quyết, chưa có cơ chế để chấm dứt khiếu kiện, việc khiếu kiện chưa có điểm dừng, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Mặt khác, Luật Khiếu nại, tố cáo còn có một số điểm mâu thuẫn với một số văn bản pháp luật khác nên hiệu quả giải quyết chưa cao.

Pháp luật chưa có quy định để xử lý đối với những người đeo bám khiếu kiện dai dẳng, tập trung đông người tại trụ sở tiếp công dân và các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, Luật Khiếu nại, tố cáo và các Nghị định của Chính phủ có quy định về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo sai, không đúng sự thật. Nhưng lại quy định không rõ ràng về biện pháp, hình thức xử lý người viết đơn sai sự thật hoặc cứ viết đơn gửi các cơ quan nhà nước để giải quyết được hay không cũng không sao, từ đó xảy ra tình trạng công dân cứ viết đơn gởi đi nhiều nơi bất kể nội dung đó thuộc thẩm quyền giải quyết

của ai, làm cho các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương phải mất thời gian phân loại, xử lý.

Một số kẻ xấu lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kích động, xúi giục lôi kéo người khác. Một số người coi thường kỷ cương pháp luật, gây mất trật tự làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp thêm. Trong khi đó chúng ta chưa có chế tài, một mặt để xử lý những người vô trách nhiệm vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, mặt khác để xử lý ngăn chặn hữu hiệu những trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, vi phạm pháp luật.

Sự kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa thật sự chặt chẽ trong quản lý cũng như trong công tác hoà giải ở cơ sở nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả chưa cao. Một số xã trong huyện, cán bộ chưa thật sự coi trọng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, do đó nhiều vụ việc đã kéo dài, giải quyết không dứt điểm, gây phiền hà cho người dân, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào chính quyền.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁOTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 1. Những giải pháp chung:

- Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp chế xã hội chủ nghĩa: Trong quá trình thực hiện các chức năng của Nhà nước, Nhà nước phải thường xuyên đặt ra các yêu cầu khách quan là phải hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, điều đó liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay đặc biệt khi gia nhập WTO, chúng ta phải xây dựng, phát triển và không ngừng hoàn thiện. Đồng thời phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ của nhân dân xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thực hiện tốt những điều ấy sẽ là điều kiện quan trọng để quyền khiếu nại, tố cáo thật sự là quyền dân chủ của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta, hạn chế đến mức thấp nhất các phát sinh khiếu nại, tố cáo.

- Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: đó là các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể phải quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết đúng, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Thường vụ các cấp uỷ đảng phải chỉ đạo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trực tiếp đối thoại với dân, kiểm tra đôn

đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vụ việc phức tạp, kéo dài, khiếu nại gay gắt, đông người.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước: Nhà nước phải nâng cao hiệu lực quản lý để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước nói riêng và toàn cầu hoá nói chung. Hiện nay tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu vẫn diễn ra ở nhiều nơi, do đó Nhà nước cần sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hoá và công khai, chống quan liêu, cửa quyền. Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng rà soát loại bỏ những thủ tục phiền hà cho dân, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Xây dựng đời sống văn hoá và nâng cao dân trí cho nhân dân: phải xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện tốt chương trình xã hội hoá giáo dục, văn hoá để nâng cao dân trí và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm hạn chế tình hình khiếu nại, tố cáo và các đơn thư khiếu nại, tố cáo sai, vượt cấp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật đồng thời biểu dương khen thưởng những cán bộ, công chức thực hiện hoàn thành công tác tốt.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để “dân biết”, “dân làm”, nâng cao hiểu biết, am hiểu về pháp luật của người dân. Tuyên truyền giáo dục pháp luật tốt sẽ nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân thì người dân sẽ sống và làm việc theo pháp luật, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w