Không thể che mờ rạn nứt Mỹ-EU

Một phần của tài liệu BCA163 (Trang 29 - 31)

- Về tác động từ những biện pháp đáp trả của Trung Quốc đối với Mỹ

Không thể che mờ rạn nứt Mỹ-EU

TTXVN (Tân Hoa xã) - Thay vì một thông cáo báo chí - một báo cáo hoặc tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra trong một hội nghị quốc tế quan trọng - các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp lớn nhất thế giới (G7) lại đưa ra một bản tuyên bố ngắn để “nhấn mạnh sự đoàn kết tuyệt vời và tinh thần tranh luận tích cực của họ” khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại khu nghỉ mát bên bờ biển Biarritz của nước Pháp. Tuyên bố khẳng định: “G7 cam kết với nền thương mại thế giới tự do và rộng mở và với sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, G7 mong muốn thực hiện cuộc đại tu WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) để nâng cao hiệu quả liên quan đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ, giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn và loại bỏ các hoạt động thương mại không công bằng”. Theo tuyên bố, G7 cam kết đạt được một thỏa thuận vào năm 2020 để đơn giản hóa các rào cản pháp lý và hiện đại hóa thuế quan quốc tế trong khuôn khổ OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).

Về vấn đề Iran, các nhà lãnh đạo trong nhóm cho biết họ có chung 2 mục tiêu: đảm bảo rằng Iran sẽ không bao giờ có được vũ khí hạt nhân, và thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng bản tuyên bố rất ngắn đã cho thấy sự đồng tình giả tạo về các nguyên tắc cơ bản đối với một số vấn đề nhất định, vốn không thể che giấu sự rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu. Hua Xin, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu châu Âu tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, bình luận: "Độ ngắn của văn bản cho thấy các thành viên G7 vẫn bị chia rẽ sâu sắc. Chúng ta có thể đoán được những tranh chấp kịch liệt mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt…”. Theo ông, Mỹ và các đồng minh châu Âu chỉ đạt được một thỏa thuận có giá trị trên danh nghĩa đối với việc cải cách WTO bởi quan điểm của họ đối với tổ chức quốc tế này về cơ bản là khác nhau. Ông Hua Xin nói: “Chính quyền (của Tổng thống Mỹ Donald) Trump có lập trường chủ nghĩa cơ hội với các cơ quan quốc tế. Bằng chính sách ‘Nước Mỹ trước tiên’ và chủ nghĩa dân tộc, Mỹ sẽ chỉ lợi dụng các quy tắc của WTO khi chúng có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích của chính Mỹ. Do đó, Mỹ không thực sự quan tâm đến việc cải tổ WTO. Nếu họ không thể cải tổ cơ quan này theo ý mình, họ thà thoát khỏi đó còn hơn”.

Remi Bourgeot, nhà kinh tế tại Viện các vấn đề quốc tế và chiến lược (IRIS) của Pháp, cũng chia sẻ một quan điểm tương tự. Ông nói: "Ông Trump nghi ngờ WTO một cách sâu sắc và coi đó là một ‘xác chết’ vì cơ quan này chỉ phục vụ cho quá trình tự do hóa thương mại mà ông hoàn toàn bác bỏ. Mục đích cuối cùng của ông là đàm phán lại tất cả các mối quan hệ thương mại lớn với các nhà lãnh đạo chính trị khác, nhưng không phải trong bối cảnh của WTO”. Tuy nhiên, ông Bourgeot nhận thấy bầu không khí giữa các nhà lãnh đạo G7 trong hội nghị thượng đỉnh lần này rõ ràng đã được cải thiện so với các hội nghị thượng đỉnh trước đó. Ông giải thích: "Viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, leo thang căng thẳng thương mại và lo lắng về hậu quả của chúng trên các thị trường tài chính đã khuyến khích các nhà lãnh đạo tập trung vào các cuộc đàm phán”. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế này, căng thẳng và bất đồng về cơ bản vẫn hiện hữu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lo ngại rằng Chính quyền Trump có thể tập trung vào căng thẳng thương mại với châu Âu, như đã được minh chứng bằng hàng rào đối với thuế quan kỹ thuật số của Pháp. Và ông Trump, sau khi áp dụng một đợt thuế quan mới đối với Trung Quốc, muốn nhấn mạnh hơn vào triển vọng cho các cuộc đàm phán, điều mà sẽ vẫn rất khó khăn.

Về Iran, ngoài 2 mục tiêu cơ bản được đề cập trong tuyên bố ngắn, ông Trump hôm 26/8 cho biết ông sẵn sàng tham gia một cuộc họp do Pháp đề xuất với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani “nếu hoàn cảnh phù hợp”. Về việc tiếp tục lên án kịch liệt một “thỏa thuận rất tồi” (thỏa thuận hạt nhân Iran) được ký kết năm 2015 với Iran, ông Trump nói rằng yêu cầu của Mỹ rất đơn giản: Iran không được sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo.

Ngày 25/8, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã có chuyến thăm bất ngờ tới Biarritz và có cuộc nói chuyện kéo dài 3 giờ với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian, nhưng không gặp bất kỳ quan chức Mỹ nào. Ông Bourgeot nhận xét: “Châu Âu vẫn thụ động trong vấn đề này và không chịu cân nhắc thực sự về vấn đề Iran kể từ khi ông Trump rời khỏi hiệp ước, và bây giờ (họ) cố gắng thể hiện sự chủ động hơn. Cách tiếp cận của chính quyền Mỹ đối với Iran không mang lại kết quả như mong đợi vì họ không tính đến cấu trúc quyền lực chính trị của Iran và việc nước này không sẵn lòng từ bỏ sức ảnh hưởng khu vực của mình”. Ông Bourgeot lưu ý: “Bởi những lằn ranh đỏ ở cả Iran và Mỹ, một cuộc đàm phán thực sự vẫn không thể diễn ra”.

Ông Hua Xin cũng không nhận thấy bất kỳ sự thỏa hiệp nào đối với vấn đề hạt nhân Iran từ phía Mỹ: “Khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, họ chắc chắn sẽ thực hiện quyết định này bằng cách gây áp lực với Iran, mặc dù cách tiếp cận của họ luôn thay đổi khi tình hình đổi thay”. Theo ông, vì đã nỗ lực rất nhiều để thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) coi thỏa thuận này là một biểu tượng tượng trưng cho sức mạnh mềm của họ, vì vậy, họ sẽ không bao giờ công khai từ bỏ thỏa thuận và tự đẩy mình vào một tình huống khó xử. Rất có thể các cuộc xung đột mới giữa Iran và Mỹ sẽ gia tăng trong tương lai.

Kết quả cụ thể duy nhất mà hội nghị thượng đỉnh G7 lần này đạt được có thể là về vấn đề Ukraine, bởi các nhà lãnh đạo của nhóm cho biết “Pháp và Đức sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh định dạng Normandy vào những tuần tới để đạt được kết quả rõ ràng” trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu BCA163 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w