Nội dung: Cần đáp ứng một số ý chính sau:

Một phần của tài liệu THAM KHẢO đề THI NGỮ văn 9 (Trang 26 - 29)

- Cả hai tác phẩm đều hướng đến những giá trị chân, thiện,

2Nội dung: Cần đáp ứng một số ý chính sau:

*Xác định biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son - So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

*Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ

- Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống.

+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh “sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”….

=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà…

Đề 6:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[…] Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia dưới lá là hầm, là tăng, là võng

là cơn sốt rét rừng vàng bủng

là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn... Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ đêm trăn trở đố nhau:

bao giờ về thành phố?

con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!

[…] Qua hai mùa thay lá những hàng me cái tết hoà bình thứ ba đã tới

chao ôi nhớ tết rừng không hương khói đốt nhang lên chợt hiện tiếng tắc kè Tôi giật mình nghe có ai nói ở cành me: sắp về!...

(Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy)

Câu 1: Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, em hiểu gì về những người chiến sĩ

Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ?

Câu 2: Ở khổ 1 của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác

dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương

trình Ngữ văn 9? Từ nội dung đoạn thơ, hãy chỉ ra điểm tương đồng về hoàn cảnh sáng tác và tư tưởng chủ đề của hai tác phẩm đó.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc của em khi đọc đoạn

thơ trên.

PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1: Câu 1:

Viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn sau đây:

CHIM CHÀNG LÀNG

Chàng Làng vẫn thường hãnh diện và kiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Nó có thể hót tiếng của nhiều loài chim.

Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi thì giống giọng của sáo đen, khi là giọng của chích chòe, hoạ mi. Ai cũng khen chú bắt chước giống và tài tình quá.

Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót

tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót

được giọng của riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình.

Câu 2:

Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du qua tác phẩm Chuyện người

con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều đã học, đã đọc trong

chương trình Ngữ văn lớp 9.

--- Hết ---

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Câu Nội dung

Một phần của tài liệu THAM KHẢO đề THI NGỮ văn 9 (Trang 26 - 29)