a. Giải thích:
- Tinh thần nhân đạo?
- Khẳng định tinh thần nhân đạo được hai tác giả thể hiện trong
Chuyện người con gái Nam Xương và một số đoạn trích Truyện Kiều
b. Phân tích, chứng minh:
b.1. Các tác giả đã ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp truyền thống củangười phụ nữ Việt Nam (qua nhân vật Vũ Nương, Thúy Kiều): người phụ nữ Việt Nam (qua nhân vật Vũ Nương, Thúy Kiều):
- Nhan sắc, tư duy tốt đẹp.
- Hiếu thảo, thủy chung, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh. - Trọng danh dự, khao khát tình yêu, hạnh phúc.
- Vị tha, bao dung, nặng tình với cuộc đời …
b.2. Các tác giả đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với sốphận bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ xã hội đương thời. phận bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ xã hội đương thời.
- Hóa thân vào nỗi đau oan khuất, bị chà đạp về nhân phẩm, danh dự của Vũ Nương và nỗi đau vì bị lừa gạt, bị đánh đập của Thúy Kiều để cùng thổn thức xót xa với nỗi niềm của nhân vật:
+ Mô tả môt cách cảm động nỗi niềm của Vũ Nương khi xa chồng, phải gánh vác vất vả, lo toan; để cho nhân vật được bộc bạch tâm tình (3 lời thoại); găm vào lòng người đọc nỗi chua xót về số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội đầy rẫy bất công oan trái (qua việc xây dựng chi tiết chiếc bóng quyết định số phận Vũ Nương).
+ Cực tả nỗi cô đơn, buồn tủi; nỗi nhớ da diết, quặn đau; nỗi tuyệt vọng, khiếp sợ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Bày tỏ tình cảm thương yêu, mến trọng dành cho nhân vật, muốn nhân vật được sống trong yêu thương và sự chở che, tôn trọng (xây dựng màn truyền kỳ cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương và
phần Đoàn tụ trong Truyện Kiều.
b.3. Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã lên án, tố cáo xã hội phong kiếnđã không đảm bảo quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người; đã không đảm bảo quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người; lên tiếng bảo vệ phẩm giá và danh dự của người phụ nữ.
- Xã hội phong kiến, chiến tranh phi nghĩa đã tước đoạt cuộc sống hạnh phúc của người phụ nữ (Vũ Nương); tư tưởng nam quyền (hiện thân là Trọng Sinh độc đoán, vũ phu) đã đẩy người phụ nữ đến cái chết oan uổng, bi thảm.
- Xã hội đồng tiền đã đẩy người phụ nữ có đủ tâm, tài, tình vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, bị sóng gió cuộc đời quăng quật, vùi dập …
c. Đánh giá chung.
- Tinh thần nhân đạo được các tác giả thể hiện theo cách riêng (theo thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống …) khác nhau song đều thấm đãm tình yêu thương. (HS cần chỉ rõ một số nét riêng trong cách thể hiện chủ đề của mỗi tác phẩm)
- Tinh thần nhân đạo trong hai tác phẩm đã cho hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, góp tiếng nói bảo vệ, nâng niu con người đầy giá trị …
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ về giá trị của tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm trên (tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm …)