Định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu KINH ĐÔ_Phân tích nội dung các quyết định quản trị sản phẩm và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix nhằm thích ứng với thị trường mục tiêu (Trang 30 - 31)

IV. Đánh giá quyết định và đưa ra định hướng, giải pháp 1.

3. Định hướng và giải pháp

Nhìn chung Kinh Đô đã làm khá tốt trong công việc quản trị tuyến sản phẩm của mình. Tuy nhiên để có thể khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng, doanh nghiệp nên lưu ý những điều sau:

− Công ty cần quan tâm thêm đến các dòng sản phẩm bánh kẹo để có hướng đi phù hợp và phát triển, bổ sung thêm dòng sản phẩm, thay đổi mẫu mã bao bì để lôi cuốn ánh mắt và nhu cầu của khách hàng, tìm cơ hội để có thể lội ngược dòng trong xu hướng đang đi xuống của sản phẩm này trên thị trường.

− Áp dụng công nghệ, sản xuất dây chuyền hiện đại để sáng tạo ra các loại túi giấy đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường, tao sự khác biệt với đối thủ. Khắt khe trong việc giám sát và kiểm tra các sản phẩm của doanh nghiệp góp phần theo đuổi yếu tố chất lượng của Kinh Đô.

− Luôn theo dõi, điều tra các chiến lược thay đổi tuyến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để có các biện pháp kịp thời ứng phó và xử lý. Đồng thời Kinh Đô cần không ngừng quan sát sự thay đổi trong thái độ của khách hàng và nhà đại lý để đưa ra sự thay đổi phù hợp nhất với xu hướng tiêu dùng.

− Các nhà quản trị đưa ra quyết định quản trị tuyến phải là những người am hiểu thực sự về thị trường và sản phẩm, có trình độ chuyên môn để đưa ra quyết định quản trị đúng đắn, tận dụng điểm mạnh để mở rộng thị phần cũng như mức độ phủ sóng trên thị trường.

− Hiện đại hóa một số tuyến sản phẩm bị lỗi thời, đầu tư và áp dụng công nghệ cao vào dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng và năng suất cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu KINH ĐÔ_Phân tích nội dung các quyết định quản trị sản phẩm và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix nhằm thích ứng với thị trường mục tiêu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w