Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ

Một phần của tài liệu Bổ sung kết quả và một số mô hình đánh giá tác động của các tiền tố đến hiệu quả bổ sung của các công ty kinh doanh của Việt Nam (Trang 31 - 34)

Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chuyên biệt theo doanh nghiệp lên hiệu quả sản xuất đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn trong các nghiên cứu về đường biên. Thủ tục phổ thông nhất là trước tiên ước lượng các điểm hiệu quả và sau đó hồi quy chúng với một tập hợp các nhân tố chuyên biệt theo doanh nghiệp hoặc sử dụng các kiểm định phi tham số hoặc phân tích phương sai. Trong khi Kalirajan (1991) và Ray (1988) bảo vệ thủ tục hai bước này, các tác giả khác (Kumbhakar và cộng sự, 1991; Battese and Coelli, 1995) phản đối cách tiếp cận này bằng cách lập luận rằng các nhân tố chuyên biệt theo doanh nghiệp phải được kết hợp trực tiếp trong ước lượng đường biên sản xuất vì các

nhân tố như vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả. Bất chấp sự phê phán này, thủ tục hai bước vẫn rất phổ biến trong nghiên cứu quan hệ giữa hiệu quả và các nhân tố chuyên biệt theo doanh nghiệp. Từ việc tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ, luận án rút ra các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ.

Đối với hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp được đo lường theo phương pháp tham số và phi tham số thì mô hình Tobit là thích hợp và được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp (Thabethe và cộng sự, 2014; Lubis và cộng sự, 2014; Islam và cộng sự, 2011; Ouattara, 2012).

“Như nghiên cứu của Islam và cộng sự (2011) với mục đích phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tài chính của trang trại và thể chế đến hiệu quả của trang trại, các tác giả đã sử dụng số liệu của 355 trang trại trồng lúa được lựa chọn từ 6 hạt ở trung tâm phía Bắc và phía Tây Bắc của Băng-la-đét trong năm 2009. Trong đó các trang trại này được chia làm hai nhóm là có vay tài chính và không vay tài chính. Bằng mô hình Tobit, sau khi điều chỉnh sự lựa chọn chệch, kết quả cho thấy quy mô hộ gia đình, sự phân chia đất, sự đào tạo tiếp cận trang trại, sự giàu có của chủ hộ và tỷ trọng thu nhập ngoài trang trại (trong số tổng thu nhập hộ gia đình) là những thành phần chính của hiệu quả. Nghiên cứu chứng minh rằng những người vay tài chính có giá đầu vào hợp lý nên giảm được chi phí xuống thấp nhất.

Còn trong nghiên cứu của Van Der Merwe (2012), sử dụng các hồi quy Tobit, Probit và OLS để khám phá mối liên hệ giữa các kiến thức kinh tế và hiệu quả phân bổ của các nhà sản xuất quy mô nhỏ là 53 chủ trang trại trồng nho ở vùng Eksteenskuil ở Nam Phi. Kết quả từ các mô hình hồi quy cho thấy số điểm tổng về hiểu biết kinh tế của chủ trang trại không có ảnh hưởng đáng kể lên hiệu quả phân bổ. Tuy nhiên một số biến gán riêng lẻ được thấy là có ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ. Như nhóm các nhân tố về kiến thức kinh tế ứng dụng có ảnh hưởng thống kê đáng kể lên hiệu quả phân bổ trong khi các nhân tố về kinh tế - xã hội thì không. Cụ thể, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiểu biết kinh tế của chủ trang trại là các nhân tố liên quan đến các hoạt động của chủ trang trại để tăng vốn con người và các yếu tố liên quan đến trang trại như quy mô trang trại và sự chuyên môn hóa. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy kiến thức kinh tế ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của các cá nhân khi nó đề cập đến việc phân bổ đầu vào sản xuất. Sự phân bổ không hiệu quả có thể được khắc phục bằng việc cải thiện kiến thức kinh tế của chủ trang trại, bằng cách đơn giản hóa, định hướng mục tiêu, đào tạo thực hành liên quan đến từng trang trại cụ thể.”

“Lubis và cộng sự (2014) nghiên cứu trên số liệu của 142 trang trại trồng dứa ở quận Subang, Miền Tây tỉnh Java của Indonesia năm 2012. Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả. Các phát hiện cho thấy sản lượng dứa ở địa phương nghiên cứu sẽ được cải thiện đáng kể bằng cách trồng trên đất sở hữu của nông dân và được tư vấn tốt hơn về thực hành nông nghiệp về dứa.

Trong khi đó, Thabethe và cộng sự (2014) với số liệu của 231 trang trại trồng mía quy mô nhỏ ở vùng Nkomazi của tỉnh Mpumalanga (Nam Phi) cũng sử dụng mô hình Tobit nhằm phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các trang trại. Kết quả hồi quy mô hình Tobit cho thấy trình độ giáo dục, quy mô đất và kinh nghiệm là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đáng kể đến hiệu quả phân bổ nhưng thu nhập ngoài trang trại lại có tác động ngược lại.”

Bên cạnh các nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, rất ít các nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.“Như nghiên cứu của Ouattara (2012) cho 5000 doanh nghiệp trong

15 ngành hoạt động của Bờ Biển Ngà từ năm 2000 đến năm 2010, kết quả từ mô hình Tobit cho thấy ngoài quy mô doanh nghiệp, các nhân tố giải thích cho sự kém hiệu quả của nền kinh tế còn thể hiện ở môi trường thể chế, hình thức của tổ chức, tiết kiệm quốc gia, các món nợ tài chính và mức độ thất nghiệp.

Hay trong nghiên cứu của Merkert and Hensher (2011), sử dụng dữ liệu của 58 hãng hàng không lớn của các nước trên thế giới trong hai năm 2007/2008 và 2008/2009 để ước lượng ba loại hiệu quả sản xuất bằng phương pháp DEA và sử dụng mô hình Tobit để đánh giá các yếu tố quyết định chính đến hiệu quả kinh doanh của các hãng hàng không này. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố chính tác động đến cả ba loại hiệu quả là quy mô hãng hàng không, kích thước máy bay và số lượng các loại máy bay của hãng có tác động đáng kể đến cả ba loại hiệu quả. Tuy nhiên yếu tố tuổi của hãng không có tác động đến hiệu quả kỹ thuật nhưng lại có tác động tích cực đến hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí.”

“Như vậy, ta có thể thấy các nghiên cứu phần lớn là trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu về hiệu quả phân bổ của các trang trại. Nhân tố đầu tiên cho thấy có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả phân bổ là quy mô doanh nghiệp, có thể là quy mô trang trại, quy mô đất, quy mô hộ gia đình hay quy mô hãng hàng không (Islam và cộng sự, 2011;

Merkert and Hensher, 2011; Thabethe và cộng sự, 2014).“Ngoài ra trong các nghiên cứu này còn tìm thấy trình độ giáo dục, kinh nghiệm hay sự hiểu biết, việc được đào tạo về lĩnh vực kinh doanh của chủ trang trại hay vốn con người cũng có những ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ (Lubis và cộng sự, 2014; Thabethe và cộng sự, 2014; Van Der Merwe,

2012). Một yếu tố nữa cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng nhiều hiệu quả của các trang trại, chính là sự giàu có của chủ hộ, thu nhập ngoài trang trại của chủ hộ và các yếu tố khác liên quan đến vấn đề tài chính của trang trại (Islam và cộng sự, 2011; Ouattara, 2012).”Một số ít các nghiên cứu cho thấy tuổi của doanh nghiệp cũng là yếu tố có tác động đến hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp (Merkert and Hensher, 2011).”

Môi trường thể chế, mức độ thất nghiệp cũng được chỉ ra là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp (Islam và cộng sự, 2011; Ouattara, 2012).

“Trong khi đó, với các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận OP, rất ít nghiên cứu xây dựng mô hình khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ.“Trong Bin và cộng sự (2018) đã sử dụng hồi quy với dữ liệu mảng không cân bằng để ước lượng mối quan hệ thực nghiệm giữa hiệu quả phân bổ cấp tỉnh của Trung Quốc với các nhân tố dựa trên địa điểm. Kết quả hồi quy mô hình dữ liệu mảng cho thấy sự tích tụ có liên quan tích cực với hiệu quả phân bổ cao hơn; địa phương nỗ lực nhiều hơn để hỗ trợ giáo dục tốt hơn sẽ đi cùng hiệu quả phân bổ cao hơn và những tỉnh được đặc trưng bởi khả năng dư thừa cao hơn và sự đổi mới thấp hơn thì có hiệu quả phân bổ trong ngành thấp hơn.

Còn nghiên cứu của Gnocato và cộng sự (2020) đã sử dụng phương pháp DID (difference in differences) để nghiên cứu ảnh hưởng việc cải cách các chính sách trong thị trường lao động lên hiệu quả phân bổ. Trong nghiên cứu các tác giả sử dụng năng suất lao động thay cho năng suất nhân tố tổng hợp như thường thấy trong các nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy, trong khi việc cải cách các hợp đồng học việc dẫn đến việc phân bổ lại nguồn lực dọc theo các doanh nghiệp không đồng nhất làm tăng hiệu quả phân bổ, sự bãi bỏ quy định của việc sử dụng các hợp đồng có thời hạn về trung bình không mang lại hiệu quả như mong muốn; cải cách tập sự thì lại tạo ra nhiều doanh nghiệp hiệu quả hơn.”

Một phần của tài liệu Bổ sung kết quả và một số mô hình đánh giá tác động của các tiền tố đến hiệu quả bổ sung của các công ty kinh doanh của Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w