Trong Chương 4, luận án đã trả lời thực nghiệm hai câu hỏi nghiên cứu: (i) đo lường hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo theo phương pháp DEA và đo lường hiệu quả phân bổ ngành chế biến chế tạo ở các tỉnh theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996); (ii) ước lượng các mô hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ cấp tỉnh được ước lượng theo hai phương pháp trên. Các kết quả cụ thể nhận được như sau:
Thứ nhất, đối với hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đo lường theo phương pháp DEA
- Hiệu quả phân bổ được thấy có xu hướng giảm dần. Với các nhóm doanh nghiệp chia theo loại hình sở hữu, nhóm DNNN được thấy có AE cao hơn hai nhóm còn lại. Các doanh nghiệp chia theo trình độ công nghệ thì hiệu quả phân bổ về trung bình không chênh lệch nhau nhiều.
- Kết quả ước lượng từ các mô hình Tobit cho thấy: hiệu quả phân bổ là khác biệt giữa các vùng, các năm. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ một cách rõ ràng là mức trang bị vốn trên lao động, thu nhập của người lao động và số nợ phải trả của doanh nghiệp. Tuổi doanh nghiệp mang lại các ảnh hưởng khác nhau lên hiệu quả phân bổ tùy vào từng nhóm doanh nghiệp cụ thể. Các nhân tố có tác động tiêu cực lên hiệu quả phân bổ là quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn ngoài, việc tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên chỉ với nhóm doanh nghiệp công nghệ trung bình, tỷ lệ vốn ngoài lại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ và với nhóm doanh nghiệp lớn thì việc tham gia vào thị trường xuất khẩu lại mang lại hiệu quả phân bổ cao hơn. Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa có ảnh hưởng rõ nét lên hiệu quả phân bổ. Với một số nhóm doanh nghiệp công nghệ trung bình và công nghệ cao thì việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lại dẫn đến tăng hiệu quả phân bổ. Và bằng các kiểm định tin cậy cũng chỉ ra nhóm DNFDI có hiệu quả phân bổ thấp hơn hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp nội địa.
Thứ hai, với hiệu quả phân bổ ngành - vùng đo lường theo cách tiếp cận của OP:
- Hiệu quả phân bổ giữa các nhóm loại hình sở hữu mang lại ảnh hưởng tiêu cực hay tồn tại phân bổ sai giữa các loại hình sở hữu. Trong cả ba nhóm doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu đều ghi nhận ảnh hưởng tích cực đến từ sự phân bổ lại giữa các doanh nghiệp tồn tại trong cả giai đoạn nghiên cứu của mỗi nhóm.
- Có sự không đồng nhất đáng kể trong hiệu quả phân bổ các tỉnh. Các tỉnh có mức hiệu quả phân bổ cao nhất trong cả nước trong giai đoạn nghiên cứu là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Bắc Ninh. Các tỉnh có hiệu quả phân bổ thấp hơn các tỉnh khác rất nhiều là Điện Biên, Lai Châu, Trà Vinh, Bến Tre và Bạc Liêu.
- Hiệu quả phân bổ thời kỳ trước có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ cấp tỉnh thời kỳ sau. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ của các tỉnh là mức độ tích tụ, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP của tỉnh trong năm trước, mức thâm dụng vốn, vốn con người, chỉ số cạnh tranh công nghiệp của ngành chế biến chế tạo của tỉnh và thành phần đầu tiên của chỉ số PCI cấp tỉnh là chi phí gia nhập thị trường thấp. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả phân bổ của tỉnh là phần chia vốn và lao động của các DNFDI trong ngành chế biến chế tạo của tỉnh, tổng tài sản toàn ngành chế biến chế tạo. Các biến có ảnh hưởng chưa rõ rệt và chưa được như kỳ vọng là chi ngân sách cho đầu tư phát triển trên GDP của tỉnh. Đồng thời các biến này được thấy là vẫn giữ được các ảnh hưởng này đến hiệu quả phân bổ trong dài hạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ việc tổng quan, phân tích các tài liệu về hiệu quả phân bổ và các vấn đề liên quan, luận án đã nghiên cứu hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong giai đoạn 2000 - 2018 với hai ý nghĩa khác nhau. Đó là hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ ngành – vùng và áp dụng hai phương pháp để đo lường hiệu quả phân bổ tương ứng. Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để ước lượng hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và phương pháp thống kê theo Olley and Pakes (1996) để ước lượng hiệu quả phân bổ cấp tỉnh. Trên cơ sở đặc thù của các giá trị hiệu quả phân bổ ước lượng được, luận án ước lượng các mô hình chỉ định phù hợp nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ tương ứng. Từ các kết quả thực nghiệm trong Chương 3 và Chương 4, luận án đã đi đến các kết luận như sau:
“Thứ nhất, về phân bổ lao động của ngành CBCT trong giai đoạn 2000-2018, thấy rõ sự suy giảm mạnh tỷ trọng lao động trong một số ngành công nghiệp VSIC hai chữ số như ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống. Trong đó với ngành sản xuất chế biến thực phẩm, tỷ trọng lao động của ngành giảm từ 32,55% năm 2000 xuống chỉ còn 6,66% năm 2018 và tương ứng là từ 9,47% xuống 0,82% đối với ngành sản xuất đồ uống. Trong khi đó, giai đoạn này ghi nhận sự gia tăng trong tỷ trọng lao động của một số ngành khác như ngành dệt, ngành sản xuất trang phục và ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Đặc biệt là có sự gia tăng mạnh trong nửa sau của giai đoạn nghiên cứu. Phân tích phân bổ việc làm theo vị trí địa lý cho thấy, lao động tập trung với tỷ lệ lớn ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Hải Phòng, … và có xu hướng dịch chuyển tỷ trọng lao động từ các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sang các tỉnh lân cận.
Thứ hai, về phân bổ vốn của ngành CBCT trong giai đoạn nghiên cứu, có sự phân bổ lại tỷ trọng nguồn vốn từ nhóm các doanh nghiệp CNT sang nhóm các doanh nghiệp CNTB và CNC. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy sự phân bổ trong nguồn vốn theo loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng vốn trong nhóm DNNN và tăng tỷ trọng vốn trong nhóm DNTN. Đối với nhóm DNFDI, có sự gia tăng tỷ trọng vốn trong nửa đầu giai đoạn nghiên cứu nhưng lại giảm trong giai đoạn còn lại, mặc dù đây vẫn là nhóm chiếm tỷ trọng vốn trong ngành CBCT cao nhất trong các năm của giai đoạn nghiên cứu. Phân bổ nguồn vốn theo vị trí địa lý cho thấy ở khu vực phía Bắc, nguồn vốn tập trung và gia tăng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.”Còn ở khu vực phía Nam nguồn vốn có xu hướng mở rộng ra các tỉnh xa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận hơn.
“Thứ ba, về kết quả ước lượng hiệu quả phân bổ theo phương pháp DEA cho thấy. Trong ba nhóm doanh nghiệp chia theo loại hình sở hữu thì nhóm DNNN có hiệu quả phân bổ bình quân cao nhất, sau đó đến nhóm DNTN và nhóm DNFDI có giá trị trung bình của hiệu quả phân bổ là thấp nhất. Và trong giai đoạn nghiên cứu, mức độ hiệu quả phân bổ của ba nhóm có sự biến động nhưng đều có xu hướng giảm. Còn chia theo trình độ công nghệ cho thấy không có sự chênh lệch nhiều về hiệu quả trung bình giữa ba nhóm, nhóm CNC có hiệu quả thấp hơn một chút. Trong cả giai đoạn, hiệu quả phân bổ của cả ba nhóm có xu hướng giảm, đặc biệt có sự giảm mạnh trong hai năm 2009 và 2018. Một số ngành có giá trị gia tăng cao nhưng mức độ phân bổ hiệu quả lại không đạt được tương xứng như ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học hay ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị).
Thứ tư, kết quả phân rã năng suất OP và các mở rộng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu hiệu quả phân bổ liên nhóm của ba nhóm doanh nghiệp chia theo loại hình sở hữu giảm mạnh và có ảnh hưởng tiêu cực lên sự thay đổi năng suất gộp của nhóm. Đối với cả ba nhóm doanh nghiệp thì sự phân bổ lại giữa các doanh nghiệp sống sót trong nội bộ nhóm đều là đóng góp chính vào năng suất gộp. Với nhóm DNNN thì cả các doanh nghiệp gia nhập và rút lui đều mang lại ảnh hưởng tích cực lên năng suất gộp. Với nhóm DNFDI thì ngược lại nên đây là nhóm có sự suy giảm trong năng suất gộp lớn nhất. Với nhóm DNTN thì các doanh nghiệp rút lui mang lại ảnh hưởng tích cực nhưng các doanh nghiệp gia nhập lại có ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất gộp.”
“Thứ năm, kết quả ước lượng hiệu quả phân bổ cấp tỉnh theo cách tiếp cận OP cho thấy có một mức độ không đồng nhất đáng chú ý của hiệu quả phân bổ trong ngành dọc theo các tỉnh và qua thời gian và có sự chênh lệch rất cao về mức độ phân bổ hiệu quả giữa nhóm các tỉnh có hiệu quả phân bổ cao nhất và thấp nhất. Các tỉnh có mức hiệu quả phân bổ cao nhất trong cả nước trong cả giai đoạn nghiên cứu là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Các tỉnh có hiệu quả phân bổ thấp hơn các tỉnh khác rất nhiều là Điện Biên, Lai Châu, Trà Vinh, Bến Tre và Bạc Liêu.”
Thứ sáu, kết quả ước lượng từ các mô hình Tobit cho thấy hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo là khác biệt giữa các vùng và các năm. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ một cách rõ ràng là mức trang bị vốn trên lao động, thu nhập của người lao động và số nợ phải trả của doanh nghiệp. Tuổi doanh nghiệp mang lại các ảnh hưởng khác nhau lên hiệu quả phân bổ tùy vào từng nhóm doanh nghiệp cụ thể. Các nhân tố có tác động tiêu cực lên hiệu quả phân bổ là quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn ngoài, việc tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Tuy
nhiên chỉ với nhóm doanh nghiệp công nghệ trung bình, tỷ lệ vốn ngoài lại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ và với nhóm doanh nghiệp lớn thì việc tham gia vào thị trường xuất khẩu lại mang lại hiệu quả phân bổ cao hơn. Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa có ảnh hưởng rõ nét lên hiệu quả phân bổ. Với một số nhóm doanh nghiệp công nghệ trung bình và công nghệ cao thì việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lại dẫn đến tăng hiệu quả phân bổ. Và bằng các kiểm định tin cậy cũng chỉ ra nhóm DNFDI có hiệu quả phân bổ thấp hơn hiệu quả phân bổ của hai nhóm DNNN và DNTN.
Thứ bảy, từ kết quả ước lượng của các mô hình số liệu mảng cho thấy một số ảnh hưởng thống nhất thể hiện qua các mô hình: các yếu tố như sự tích tụ của nền kinh tế, mức thâm dụng vốn, chỉ số cạnh tranh công nghiệp của ngành chế biến chế tạo của tỉnh, sự đầu tư cho giáo dục (vốn con người) hay việc tạo điều kiện trong chi phí gia nhập thị trường ở tỉnh đối với các doanh nghiệp có một mối quan hệ tích cực với hiệu quả phân bổ của địa phương. Phần chia vốn hay lao động của các DNFDI trong ngành lại mang lại các ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên tỷ lệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP địa phương của thời kỳ trước đó và thời điểm hiện tại lại có ảnh hưởng ngược lại. Còn chi ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển của địa phương lại không mang lại các ảnh hưởng tích cực như kỳ vọng. Và các ảnh hưởng này vẫn duy trì trong dài hạn.
Từ các kết quả thu được, luận án đề xuất các giải pháp cho các nhà quản lý các cấp nhằm cải thiện môi trường hoạt động kinh tế ở các địa phương trong cả nước, mang lại một mức hiệu quả phân bổ cao hơn của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo góp phần làm tăng năng suất doanh nghiệp. Đồng thời, tăng hiệu quả phân bổ ngành – vùng giúp khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường và đào thải các doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường, từ đó dẫn đến năng suất gộp của ngành tăng lên.
2. Khuyến nghị và gợi ý chính sách 2.1. Đối với Nhà nước/Chính phủ
Chính phủ đã khẳng định huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là vấn đề cốt lõi trong cải cách kinh tế ở Việt Nam. Nếu sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng tới 9-10% mỗi năm, tương đương với Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời kỳ kinh tế cất cánh. Vì vậy theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chúng ta cần “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”. Để có thể phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất, luận án xin đưa ra một số giải pháp về phía Nhà nước/Chính phủ như sau:
“Thứ nhất là phải tạo ra một môi trường lành mạnh để các chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau một cách công bằng và bình đẳng, có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực, phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực có hiệu quả, hạn chế tới mức tối đa sự can thiệp hành chính thô bạo của nhà nước vào nền kinh tế, triệt để xóa bỏ cơ chế “xin - cho”. Các “đầu vào”, các nguồn lực phát triển (nguồn lực lao động, vốn, đất đai và tài nguyên, khoa học công nghệ, ...) phải được phân bổ và dịch chuyển tự do giữa các ngành, địa phương theo tỷ suất sinh lời, hiệu quả. Có như vậy mới kích thích các chủ thể, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vươn lên một cách lành mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài phân phối theo kết quả lao động, việc phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh được thừa nhận hợp pháp. Với nguyên tắc này, nguồn lực sẽ được phân phối đến những nơi sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, tạo ra của cải nhiều nhất cho xã hội. Ai làm việc hiệu quả, có đóng góp nhiều hơn thì thu nhập lớn hơn và ngược lại, chống chủ nghĩa bình quân, chống dựa dẫm ỷ lại.”
“Hai là, phát huy ưu thế cơ chế thị trường trong xử lý quan hệ phân phối. Vận hành cơ chế thị trường đem lại ưu thế trong việc phân phối hiệu quả các nguồn lực trong xã hội. Mọi giao dịch đều được quyết định dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Vì thế, hoạt động kinh tế hiệu quả luôn luôn đòi hỏi khả năng tối ưu hóa lợi ích riêng trên cơ sở cạnh tranh thị trường.” Thị trường cung cấp tín hiệu thông tin khách quan bảo đảm cho việc phân phối nguồn lực linh hoạt và hiệu quả hơn giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền đất nước. “Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường”. Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường, như thị trường lao