Kỹ thuật gây nuôi tảo

Một phần của tài liệu luận văn: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa potx (Trang 33 - 34)

A1 Ao nuôi tảo và chứa nước có độ mặn thấp

3.1.1.2.Kỹ thuật gây nuôi tảo

Trong ao nuôi thủy sản tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn nên gây nuôi tảo đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của vụ nuôi. Đặc biệt

Artemia với dinh dưỡng bằng hình thức lọc không chọn lọc vì vậy tảo là loại thức ăn phù hợp nhất. Tuy nhiên không phải loại tảo nào cũng là thức ăn phù hợp với Artemia; chỉ những loại tảo có kích thước nhỏ hơn 50 µm mới thích hợp với Artemia.[4]

Thành phần loài, mật độ tảo không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng acid béo không no bậc cao của sinh khối [4]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hòa, (2005)

Artemia đạt kết quả cao nhất (về thành phần acid béo, tỉ lệ sống, sinh sản, sinh khối) khi nuôi bằng tảo Chaetoceros sp.[4]

Sau khi nước trong ao đã đạt yêu cầu (độ mặn 80-100 ppt, mực nước <40cm, không có địch hại như cá, copepoda, tảo độc…) thì tiến hành bón phân gây màu nước cho ao nuôi:

 Phân gà: 40 kg/100m2, phân gà để nguyên trong bao và dùng cây châm lỗ nhỏ vừa phải (nếu lỗ nhỏ quá thì không đủ dinh dưỡng cho tảo; còn nếu quá lớn phân thoát ra ngoài nhiều lắng xuống đáy ao và sẽ làm bẩn ao nuôi). Phân gà không những là nguồn thức ăn tốt cho

Artemia, nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì màu nước trong ao.

 Phân NPK: bón với liều lượng 10ppm.

 Phân Urea: 20ppm.

 Đối với phân NPK và Urea thì phải hòa tan hoàn toàn trước khi tạt xuống ao để tránh phân chưa kịp tan lắng xuống đáy gây độc cho

Artemia.

 Nhằm tạo điều kiện cho các loài tảo có chất lượng tốt phát triển trong ao nuôi, khi bón phân gây màu nước tôi cấp bổ sung tảo thuần

thái thuộc Khoa NTTS Trường Đại học Nha Trang sau đó được nuôi sinh khối trong các xô nhựa 100L và cung cấp với liều lượng là 100L/ao nuôi.

Kết quả sau 3 ngày gây nuôi tảo theo quan sát như sau: ao A1 có màu nâu đậm, ao A2 có màu nâu nhạt, ao số A3 có màu xanh lục và ao A4 có màu xanh lá chuối non. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về màu nước của các ao trong điều kiện độ mặn, tảo bổ sung vào cùng mật độ. Sự khác biệt này có thể giải thích dựa vào nguồn dinh dưỡng sẵn có trong ao nuôi và sự chiếm ưu thế của các loại tảo trong nguồn nước cấp.

Màu nước thể hiện thành phần loài và mật độ tảo trong ao nuôi. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.,(2007) màu nước trong ao có liên quan đến các loại phiêu sinh vật hiện diện trong ao. Màu nâu do nhóm tảo khuê chiếm ưu thế, màu xanh do nhóm tảo lục chiếm ưu thế, màu đỏ trong ao là do hiện diện của

tảo Dunallila hoặc Halobacterium [5]. Vì vậy, ta có thể kết luận rằng trong ao nuôi có mật độ và thành phần tảo phù hợp để có thể tiến hành ấp trứng và thả nuôi.

Hình 3.2: Kết quả gây màu nước 3.1.2. Kỹ thuật ấp trứng và thả giống

Một phần của tài liệu luận văn: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa potx (Trang 33 - 34)