Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 1 Kỹ thuật cải tạo ao

Một phần của tài liệu luận văn: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa potx (Trang 31 - 33)

A1 Ao nuôi tảo và chứa nước có độ mặn thấp

3.1.1.Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 1 Kỹ thuật cải tạo ao

3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao

Trong nuôi trồng thủy sản cải tạo ao nuôi là một khâu quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cả vụ nuôi.

Đối với Artemia cải tạo ao tốt không những loại trừ địch hại, mầm bệnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho Artemia, thực vật phù du và nguồn vi sinh vật thuận lợi trong ao nuôi.

Ao nuôi thí nghiệm được cải tạo theo phương pháp cải tạo khô và được tiến hành theo các bước sau:

- Mở hết các tấm phai chắn cống ra để khi thuỷ triều xuống thì nước trong ao được rút cạn hết, do cao trình của ao cao hơn cao trình của kênh cấp và thoát nước thông với biển.

- Nạo vét đáy ao để dọn bùn đáy, lab-lab, rong… - Gia cố lại bờ ao, sữa chữa cống, lưới chắn… - Bón vôi bột (CaCO3) với liều lượng 10kg/100m2.

- Sau khi phơi đáy ao từ 3-5 ngày tiến hành cấp nước mặn vào ao nuôi.

+ A.franciscana là loài rộng muối, chúng có thể sống được từ độ mặn vài phần ngàn đến nước mặn bão hòa (250ppt), ngay cả trong nước ngọt A.franciscana vẫn có thể hoạt động bình thường từ 1- 2 giờ. Vì thế, có thể nuôi A.franciscana trong nước biển bình thường (30 - 35ppt) nhưng do điều kiện môi trường này rất thuận lợi cho tôm cá tạp sinh sống, ngoài ra còn có sự phát triển của luân trùng, copepoda và nhiều loại tảo độc không tốt với

A.franciscana. Để hạn chế địch hại đối với A. franciscana ta phải nuôi ở độ mặn 70-100 ppt và phải giữ cho độ mặn dao động ổn định trong khoảng này.

+ Nước cấp được bơm trực tiếp từ khu vực trung cấp của ruộng muối có độ mặn 150ppt vào ao nuôi qua lưới lọc có mắt lưới 120µm để trứng, ấu trùng của động vật nổi và cá không lọt vào ao.

+ Sau khi cấp nước có độ mặn 150ppt vào ao nuôi để giảm độ mặn xuống 80ppt, dùng phương pháp đường chéo để pha độ mặn và bơm trực tiếp nước biển có độ mặn 30ppt vào ao qua lưới lọc có mắt lưới 120µm. Khi cấp nước 150ppt và nước 30ppt cần phải tính toán để mức nước đạt được 80ppt và mực nước trong ao cần đạt được từ 40cm trở lên để tạo môi trường phát triển tốt cho

Artemia. Đồng thời còn giúp Artemia tránh được các địch hại như chim, cò, hoặc cua …và hạn chế sự phát triển của lab-lab vì nếu lab-lab phát triển sẽ cạnh tranh với các tảo đơn bào là thức ăn của A.franciscana.

+ Kết quả pha độ mặn của 4 ao như sau:

Ao A1: 89 ppt; ao A2: 89 ppt; ao A3: 90 ppt và ao A4: 91ppt. Nhìn chung độ mặn trong ao sau khi pha đạt như yêu cầu của đề tài nên tiến hành gây tảo và thả nuôi.

Một phần của tài liệu luận văn: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa potx (Trang 31 - 33)