Các dự báo triển vọng về nền kinh tế

Một phần của tài liệu Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của việt nam hiện nay ppsx (Trang 43 - 45)

Ngân hàng Phát triển châu Á đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng năm 2009 của Việt qua. “Nhờ những phản ứng chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ mà Nam lên 4,7% thay vì 4,5% như dự báo đưa ra hồi tháng 3 vừa

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn khu vực

Theo ông Konishi, sở dĩ ADB có thể có đánh giá tích cực như vậy là do kết quả của các biện pháp, chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ, hạn chế mức thấp nhất các tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, gói kích thích kinh tế là rất có ý nghĩa vì đã hỗ trợ kịp thời cho khu vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, việc đẩy mạnh tiêu thụ thị trường nội địa cũng là một hướng đi rất đúng đắn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

Ông Konishi dự báo suy giảm kinh tế của Việt Nam dường như đã chạm đáy từ đầu năm 2009. Điều đó được thể hiện qua mức tăng trưởng GDP đã tăng 3,9% trong nửa đầu năm 2009 so với 6,2% trong năm 2008 và trên 8% trong giai đoạn 2005-2007. Khi công bố Báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2009 vào tháng 3 hằng năm, ADB lưu ý kinh tế Việt Nam đã phản ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt. Mặc dù môi trường bên ngoài không mấy thuận lợi, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.

Theo dự báo của ADB, năm 2009 kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn so với các nền kinh tế trong khu vực. GDP của Việt Nam đạt 4,7%, trong khi đó Indonesia đạt 4,3%, Thái Lan -3,2%, Philippines 1,6%, Singapore -5%…

Lạm phát đang có nguy cơ trở lại

Đánh giá cao những nỗ lực Việt Nam đạt được trong thời gian qua, tuy nhiên ông Bahodir Ganiev (chuyên gia kinh tế của ADB) cho rằng sức ép lạm phát xuất hiện ngay trở lại trong quý II khi giá cả hàng hóa cơ bản tăng vọt. Hiện lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như

Philippines, Singapore…

ADB giả định Chính phủ không thông qua các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung vào năm tới, nếu các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn được duy trì thì tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2010 và lạm phát là 8,5%.

Thắt chặt tín dụng tiêu dùng và cổ phiếu

Ông Konishi cũng khuyến cáo những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Đó là sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của Việt Nam. Đồng thời, giá cả hàng hóa thế giới tăng sẽ làm lạm phát trong nước tăng lên khi ngành sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Đồng thời, lạm phát năm 2010 tăng cũng do nguồn cung tiền năm 2009 quá lớn. Do khủng hoảng kinh tế, với thâm hụt ngân sách đang gia tăng và áp lực lạm phát, cũng như thâm hụt cán cân thanh toán, Chính phủ nên đảm bảo cân bằng giữa kích thích tăng trưởng thông qua các biện pháp kích cầu và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Để ngăn chặn kịch bản đó xảy ra, ông Bahodir Ganiev khuyến nghị: Ngân hàng nhà nước nên yêu cầu các ngân hàng thương mại quốc doanh hạn chế tăng trưởng các khoản vay xuống 25% trong năm 2009 và yêu cầu toàn bộ ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng tiêu dùng và mua bất động sản, cổ phiếu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng các tác động trung hạn của những biện pháp đã thực hiện trước khi thực hiện thêm các biện pháp kích thích tài chính nữa. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cần hạn chế tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trên thị trường chính thức thông qua việc bán thêm ngoại tệ, áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.

“Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tếi, CPI hai tháng đầu năm sẽ chiếm 40-50% mức tăng giá cả năm. Như vậy mặc dù chúng ta không được chủ quan, nhưng chưa có gì phải quá lo lắng về mức tăng giá hai tháng đầu năm 2010. Đây cũng là nhận xét chung của Chính phủ.

Mặc dù CPI của tháng 3 trong các năm vừa qua đều tăng rất thấp hoặc giảm, nhưng ủy ban đánh giá chiều hướng giá cả tháng 3-2010 có khả năng tăng cao hơn mức bình thường của các năm khoảng 0,5-1% vì ba lý do: Thứ nhất, chúng ta vừa trải qua thời kỳ liên tục điều chỉnh tăng giá xăng. Thứ hai là hai lần điều chỉnh tỉ giá hối đoái gần đây. Thứ ba là việc Chính phủ cho phép tăng giá than (cung cấp cho điện) và giá điện.

Tuy nhiên, dù CPI của tháng 3/2010 ở mức 0,5-1% thì CPI của quý 1 năm nay cũng chỉ ở mức 4%. Như vậy lạm phát của cả năm sẽ ở mức 8-9% và cũng có thể gần hơn so với mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 7%.”

Một phần của tài liệu Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của việt nam hiện nay ppsx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w