Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, mọi sai sót về chất lượng sản phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương hiệu.
Cạnh tranh từ nguồn sữa ngoại rất lớn. Đó là những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng về chất lượng như Úc, Nhật, Hà Lan, Mỹ… Bên cạnh đó, tâm lý ưa thích sử dụng hàng ngoại của người Việt cũng là thử thách lớn đối với Vinamilk cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành.
Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng.
Ma trận S.W.O.T
- Có thị trường tiêu thụ tiềm
năng.
- Đối thủ cạnh tranh lớn – Dutch Lady đang gây mất lòng tin trong tâm trí người tiêu dùng.
- Trình độ dân trí và thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng.
- Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, liên quan tới sức khỏe con người.
- Cạnh tranh với các hãng sữa ngoại nhập. - Có thể sẽ bị cắt giảm viện trợ nông nghiệp, nên giá sữa nguyên liệu sẽ tăng.
Điểm mạnh (S)
- Thương hiệu được người tiêu dùng tin dùng. - Có thị phần lớn. - Chất lượng sản phẩm ổn định, có uy tín, nhãn hiệu nổi tiếng. - Có hệ thống phân phối rộng khắp.
Phối hợp S/O - Tiếp tục tăng cường các
hoạt động Marketing và tạo niềm tin cho người tiêu dùng
Phối hợp S/T - Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tốt cho sức khỏe - Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Điểu yếu (W)
- Không chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. - Hoạt động Marketing không đồng đều ở các miền, miền Bắc chưa mạnh.
Phối hợp W/O
- Lên kế hoạch xây dựng các trang trại nuôi bò sữa để tự chủ nguồn nguyên liệu. - Đẩy mạnh Marketing ở các tỉnh thành ở miền Bắc.
Phối hợp W/T
- Tăng cường hoạt động Marketing nhằm giữ vững thị phần, lôi kéo khách hàng của đối thủ.