Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa Ba Vàng còn có tên gọi là Bảo Quang tự. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.
2.1. Cổng Tam Quan
Cổng tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam. Một số dinh thự, và đình miếu cũng xây loại cổng này. Đường lên chính điện chùa Ba Vàng có 3 cổng tam quan: một cổng chào trên đường mòn dải nhựa đi lên chùa, một cổng tam quan trung trước bãi đỗ xe ở lưng chừng núi và một cổng tam quan nội dẫn đến chính điện.
Tam quan nội được thiết kế theo kiểu đình chùa Bắc bộ, gồm 3 cửa hình vòm (cửa ở giữa lớn nhất). Mặt trước tam quan nội có khắc nổi câu đối bằng chữ Hán, phía trên 3 cửa là 3 lầu chuông lợp ngói, các góc mái gắn tượng linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng. Tam quan nội nhìn ra hồ nước hình bán nguyệt. Giữa hồ là biểu tượng
chùa Một Cột được lấy theo nguyên mẫu của ngôi chùa chính tại Hà Nội. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, ngôi chùa như một đóa sen nổi trên mặt nước, tạo nên sự hài hòa với những khoảng sáng tối ẩn hiện lung linh trong không gian tĩnh tại, thâm nghiêm…
Ý nghĩa cổng Tam Quan
Trong kinh điển Phật Giáo bất cứ một con số nào đều có ý nghĩa riêng của nó, thường gọi là pháp số; hai chữ Tam Quan cũng thế. Tam Quan như đã nói ở trên còn gọi là Tam Môn nghĩa là 3 cửa, cửa chùa thường xây cất theo kiểu nầy tức là cổng lớn gồm có 3 cửa đi vào. Cổng Tam Quan chùa biểu tượng cho Tam Giải Thoát Môn để vào được Niết bàn. Do đó mà cổng chùa dù xây một cửa cũng vẫn gọi là Tam Quan hay Tam Môn, nhưng hầu hết đều xây 3 cửa. Cổng tam quan còn mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm: “hữu quan”, “trung quan” và “không quan”; thể hiện cái có, cái không và trung dung của cả hai.
Kiến trúc
Cổng tam quan phần chủ yếu là ba lối đi với cửa giữa thường lớn hơn hai cửa bên. Vách cổng có thể là gỗ hay xây tường gạch hoặc đá. Phía trên lợp mái. Hai bên lối đi thường đắp câu đối, trán cửa ghi tên chùa hay tên cửa. Có 2 loại cổng:
– Cổng có gác: Cổng nhỏ chỉ làm một tầng nhưng khi dựng quy mô hơn thì nhiều nơi xây hai tầng mái hoặc xây gác bên trên. Cổng bằng gạch và đá thì gần như nhất thể đều có gác, dù có thể chỉ là gác giả để tạo chiều cao. Có nơi xây thành ba tầng. Khi thiết kế gác ở trên thì có chùa dùng nơi đó để treo chuông, khánh, và trống dùng trong nghi lễ nhà chùa.
– Cổng kiểu tứ trụ: Cổng tam quan kiểu tứ trụ thay vì xây tường vách thì dùng bốn trụ biểu, hai trụ giữa cao hơn hai trụ bên để chia thành ba lối đi. Phía trên nối liền bốn trụ biểu là xà cách điệu làm trán cổng.
Kiến trúc Tam Quan có lẽ căn cứ vào Luận Trí Độ, quyển 20: “Thí như ngôi thành có 3 cửa, một thân người không thể cùng một lúc vào cả 3 cửa, chỉ có thể vào 1 cửa mà thôi. Thật tướng các pháp là Thành Niết Bàn. Thành có 3 cửa: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện”:
– Cửa Không (Không môn, Không Giải Thoát môn): Phải quan sát tất cả các pháp đều không có tự tánh, do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, nếu thông đạt được như thế thì tự tại đối với các pháp.
– Cửa Vô tướng (Vô Tướng Môn, Vô Tưởng Môn): Đã hiểu biết được tất cả các pháp đều không, liền quán đến các tướng như nam, nữ, nhất nhị… thì chắc chắn là không có thật tướng như vậy. Nếu thông đạt được các pháp đều vô tướng như thế thì xa lìa tướng sai biệt và được tự tại.
– Cửa Vô Nguyện (Vô Nguyện Môn, Vô Tác Môn, Vô Dục Môn): Cửa Không Mong Cầu, khi biết rõ tất cả các pháp đều vô tướng thì không mong cầu điều gì trong 3 cõi nữa, nếu không mong cầu thì không tạo tác các nghiệp sanh tử, nếu không có nghiệp sanh tử thì không có khổ quả báo và được tự tại.
Nói Tóm lại Cổng Tam Quan là tiêu biểu cho Ba Pháp Ấn (3 chân lý) trong Ðạo Phật. Khi chưa tu, chưa biết tu thì Ba Pháp Ấn đó là Vô Thường, Vô Ngã và Khổ. Nhưng khi tu rồi đắc pháp thì thấy Vô Thường là Thường, Vô Ngã là Thường và Khổ là Thường trở thành Ba Cửa Giải Thoát đó là Cửa Không, Vô Tướng và Vô Tác. Vì muốn chỉ cho chúng ta biết cảnh giới của Hữu Tình Không, nên Ðức Phật phải dùng Vô Thường, Vô Ngã để dẫn đến Niết Bàn Tịch Tịnh. Theo quan điểm của Ðại Thừa Ðức Phật ngài khuyến khích chúng ta phải tiến thêm một bậc nữa bởi vì Ba Pháp Ấn đó chỉ là phương tiện, để cuối cùng dẫn đến Nhất Thật Tướng Ấn chính là Pháp Không nghĩa là tất cả mọi sự vật đều Không.
2.2. Hệ thống tượng
Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
2.3. Cách lễ chùa
2.3.1. Lựa chọn trang phục khi đến tham quan chùa Ba Vàng
Chùa chiền là nơi linh thiêng, thanh bình vì thế chọn trang phục phù hợp để tôn lên sự trang nghiêm đó cũng là điều rất quan trọng. Ở chùa Ba Vàng vấn đề trang phục
cũng rất được coi trọng. Theo điều thứ 4 trong quy định dành cho khách tham quan chùa Ba Vàng có nhắc đến vấn đề trang phục, cụ thể như sau: “Khi đến Chùa, quý khách lưu ý giữ gìn sự văn minh tôn nghiêm nơi cửa Phật: Trang phục gọn gàng, không mặc quần cộc, váy ngắn, áo sát nách, hở hang…”. Có thể thấy rằng trang phục rất được lưu ý tại những nơi linh thiêng và thành kính như chùa chiền, miếu điện. Vì thế khi đến tham quan chùa Ba Vàng nên chú ý lựa chọn các trang phục với màu sắc tối giản, kín đáo và lịch sự. Nhớ rằng những loại quần áo hở hang như váy ngắn, váy xẻ cao, áo khoét cổ sâu… là những thứ đồ tối kỵ khi đi đến địa điểm du lịch gần Hạ Long này.
2.3.2. Sắm lễ khi đi chùa Ba Vàng
Quy định đầu tiên mà khách tham quan chùa Ba vàng cần phải biết đó là khi đến dâng hương ở chùa thì chỉ sắm lễ chay như có hương, hoa tươi, trái cây, oản phẩm, xôi chè, không sắm lễ mặn như trâu, dê, lợn, gà, giò, chả,... Tiếp theo, khi sắm lễ, bạn sắm tiền âm phủ hay vàng mã để lễ Phật tại chùa. Nếu có sắm sửa lễ này thì người hành lễ chỉ đặt ở ban thờ thánh Mẫu, Đức Ông chứ tuyệt đối không đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Không riêng gì tiền âm phủ, ngay cả tiền thật thì khách tham quan chùa Ba Vàng chỉ nên đặt ở hòm công đức của chùa. Bên cạnh đó khách du lịch Hạ Long, tham quan chùa Ba Vàng cần quan tâm đến cách bày trí mâm lễ sao cho ngăn nắp và gọn gàng vì cách bày trí đó sẽ thể hiện lòng thành kính và tôn trọng của du khách với bậc bề trên.
Thêm một lưu ý nữa về cách sắm lễ đó là hoa dâng lễ. Khi mua hoa tươi lễ Phật thì người hành lễ nên chọn hoa sen, hoa huệ hay hoa mẫu đơn.... Những loại hoa tạp hay hoa dại thì không nên chọn để dâng lễ.
2.3.3. Nguyên tắc ra vào chùa
Nguyên tắc ra, vào chùa Ba Vàng cũng giống như nhiều chùa khác ở miền Bắc như sau: Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa, bạn nên đi cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), không bước vào cửa Trung quan (cửa giữa) cũng như dẫm lên bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính vì theo quan niệm xưa, cửa Trung quan chỉ dành cho bậc Thiên tử, bậc cao tăng, khoa bảng ra vào chùa. Vì thế ngày thường nhiều chùa không mở cửa chính.
Du lịch chùa Ba Vàng sẽ phải đi lại khá nhiều, vì vâ Žy nên mang theo giầy thể thao sẽ tốt hơn là giày cao gót.
Nên đổi tiền lẻ trước khi đi chùa để thuâ Žn tiê Žn cho viê Žc đi lễ.
Không nên bỏ tiền vào pho tượng hoă Žc thả tiền xuống giếng,... Để thành tâm nên bỏ vào hòm công đức bên trong chùa.
Nên hỏi giá kỹ trước khi mua sắm ở đây vì các quầy hàng ở đây hầu như rất chặt chém khách du lịch.