Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn

Một phần của tài liệu BCH -QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 97 - 100)

địa bàn Thành phố Hà Nội

Với vị trí quan trọng của thông tin đối ngoại trong công tác tư tưởng của Đảng ta, cùng với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế của Việt Nam, công tác báo chí đối ngoại đã và đang nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Nhiều chủ trương, chính sách và quy định về thông tin đối ngoại đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm định hướng cũng như quản lý, nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp nhân dân hiểu biết về tình hình thế giới, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

Việc quản lý nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí của Thành phố (khảo sát giai đoạn từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017) đã đi vào nề nếp và hệ thống. Công tác tuyên truyền đã được triển khai đầy đủ, từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị, người dân và doanh nghiệp góp phần đấu tranh có hiệu quả với những thông tin sai trái, phản động, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với Thủ đô các nước trong khu vực và thế giới; đồng thời góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Thủ đô và đất nước.

Các cơ quan báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố đã tăng cường xây dựng các sản phẩm, đa dạng nội dung thông tin phục vụ nhiệm vụ đối

ngoại như đẩy mạnh tuyên truyền ra thế giới, kiều bào ta ở nước ngoài về đường lối, quan điểm, chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam và của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hà Nội theo phương châm "Chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng". Thông tin kịp thời các chuyến thăm, làm việc tại nước ngoài của lãnh đạo Thành phố và các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo các nước, các thành phố nước ngoài tại Hà Nội góp phần nâng cao vị thế của Thủ đô. Nâng cao một bước hiệu quả công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam, quảng bá phải góp phần thúc đấy đầu tư, du lịch và tăng sức lan tỏa hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế bằng các video clip, loạt bài và tuyến thông tin sinh động. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thủ đô năng động, thân thiện, giàu bản sắc văn hóa với các nước trong khu vực và bạn bè quốc tế. Công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí đối ngoại của Thành phố thời gian qua cũng đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác quản lý hoạt động báo chí đối ngoại. Sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền thành phố là cơ sở quan trọng để đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn, có hiệu quả đối với công tác thông tin đối ngoại của Thủ đô trong tình hình mới.

Tuy nhiên, quá trình triển khai công tác quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như công tác tập huấn, bồi dưỡng ngoại ngữ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm công tác thông tin đối ngoại; Việc tiếp cận với những vấn đề mới phát sinh thực hiện nhiệm vụ đối ngoại còn vướng mắc; công tác theo dõi dư luận quốc tế thông tin về thành phố Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, dẫn đến hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của thành phố, cũng như chưa kịp thời thực hiện việc đấu tranh đối với những luận điệu xuyên tạc… Ngoài ra công tác phối hợp cung

cấp thông tin giữa cơ quan quản lý với cơ quan báo chí chưa đạt yêu cầu đề ra. Hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại mặc dù đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Cơ chế phối hợp, gắn kết giữa cơ quan quản lý và lực lượng phóng viên làm thông tin đối ngoại còn hạn chế, có lúc còn bị động, lúng túng, nhất là trước những vấn đề phức tạp mới nảy sinh. Nhận thức về vị trí, vai trò của thông tin đối ngoại của các phóng viên cơ quan báo chí tuy có chuyển biến, nhưng chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền, phổ biến về thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí còn chưa được quan tâm đúng mức. Sự phát triển của mạng xã hội cũng gây không ít khó khăn thách thức cho vai trò của báo chí đối ngoại chính thống. Nội dung thông tin chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, sức thuyết phục chưa cao. Thông tin về thế giới vào Thủ đô và đất nước còn thiếu chọn lọc. Thông tin đối nội và đối ngoại chưa gắn kết, phối hợp nhịp nhàng. Công tác đấu tranh dư luận chưa được tiến hành một cách có hệ thống, lập luận đấu tranh trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, biên giới lãnh thổ chưa chú ý đến những đối tượng ít thông tin, những đối tượng dễ bị lợi dụng, kích động. Lực lượng thông tin đối ngoại còn dàn trải, phóng viên còn thiếu và chưa đồng đều về năng lực công tác. Đối với cơ quan quản lý thì các công cụ quản lý về báo chí đối ngoại Thành phố mà chủ yếu là công tác chỉ đạo, quản lý thông tin, báo chí chưa theo kịp tình hình; tính dự báo trong quản lý còn hạn chế; các quy định, cơ chế, chính sách của Thành phố sửa đổi nhưng chưa giải quyết tận gốc vấn đề, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại ở cơ quan quản lý là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản và tập huấn thường xuyên. Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại chưa tương xứng và phân tán. công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu kịp thời...

Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, những biến chuyển nhanh chóng trong tình hình thế giới và khu vực đã và đang đặt ra cho công tác báo chí đối ngoại của Hà Nội cả thuận lợi và thách thức đan xen. Hoạt động báo chí đối

ngoại của Hà Nội đứng trước nhiều thách thức. Những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khó khăn nảy sinh trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh Thủ đô và đất nước. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, nhiều trào lưu, khuynh hướng tư tưởng, thông tin sai trái dễ xâm nhập vào xã hội, tác động tới tư tưởng, tình cảm và lối sống của con người Thủ đô. Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước tiếp tục sử dụng những chiêu bài “dân chủ, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ” để xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, kích động nhằm làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Một phần của tài liệu BCH -QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 97 - 100)