Kiến nghị tăng cường quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa

Một phần của tài liệu BCH -QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 113)

cường nếu muốn nâng cao chất lượng nội dung, hình thức của các sản phẩm báo chí đối ngoại. Các hoạt động liên quan không chỉ là hoạt động báo chí mà còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao ý nghĩa khác.

Tuy nhiên, về dài hạn, cần xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có chương trình hợp tác quốc tế cụ thể. Nên mở rộng việc thực hiện các chương trình xuyên quốc gia, trao đổi chương trình, cần đẩy mạnh việc trao đổi phóng viên, gửi phóng viên đi học tập ở nước ngoài, vừa tạo điều kiện để họ mở mang tầm nhìn, trau dồi trình độ nghiệp vụ vừa nâng cao khả năng ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm từ phía bạn.

3.3.2. Kiến nghị tăng cường quản lý hoạt động báo chí đối ngoạitrên địa bàn Thành phố Hà Nội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

+ Đối với công tác thông tin đối ngoại

Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng tài liệu, cung cấp kiến thức về thông tin, tuyên truyền đối ngoại, nhất là thông tin đôi ngoại các sự kiện lớn, các điếm nóng. Cập nhật kịp thời thông tin liên quan đến những vấn đề mới như các hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên trách thông tin đôi ngoại trên địa bàn Thành phố và đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí.

Tăng hợp tác với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan thông tấn, báo chí trong triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn Thành phố; Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các báo lớn, có uy tín của nước ngoài.

+ Đối với công tác tuyên truyền biển, đảo, biên giới

Nâng cao chất lượng, tính thuyết phục của tuyến tin, bài đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam; chú trọng thông tin, tuyên truyền đối ngoại về biển, đảo; tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền.

Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, báo chí nước ngoài trong việc đưa thông tin từ Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là đường lối, quan điếm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thành phố về vấn đề biển, đảo; tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền.

Nắm bắt kịp thời diễn biến của tình hình Biển Đông, tiếp tục tăng cường thông tin đối ngoại làm cho dự luận quốc tế hiểu rõ lập trường, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Biến Đông, nhất là chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

Nâng cao chất lượng, tính thuyết phục của thông tin, tuyên truyền đối ngoại về biên giới. Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, báo chí nước ngoài trong việc đưa thông tin từ Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là đường lối, quan điếm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thành phố về vấn đề biên giới.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã được phân tích, làm rõ ở 2 chương đầu của Luận văn, chương 3 đã nêu lên những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội (giai đoạn từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017). Từ đó Luận văn đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Tác giả tin tưởng rằng, những giải pháp này hướng tới khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chỉ ra cụ thể ở chương 2 của Luận văn.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Thủ đô; báo chí đối ngoại đã thực hiện tốt vai trò vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân, đồng thời là cơ quan giữ vai trò nòng cốt trong công tác thông tin đối ngoại của Thành phố. Các cơ quan báo chí đối ngoại đã bám sát chỉ đạo của cơ quan quản lý chủ động xây dựng kế hoạch nội dung theo từng tuần, từng tháng để thông tin, tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả các sự kiện, các hoạt động đối ngoại quan trọng của đất nước, của Thủ đô Hà Nội; các chuyến thăm, công tác trong và ngoài nước của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội; tuyên truyền tiềm năng thế mạnh của Thủ đô và đất nước; về những thành tựu của đất nước và Thủ đô qua hơn 30 năm đổi mới;… qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng như nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô và đất nước trên trường quốc tế. Báo chí đối ngoại cũng đã thông tin trung thực về tình hình của đô Hà Nội và đất nước, góp phần quan trọng phản bác các luận điệu xuyên tạc liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, tự do ngôn luận và các vấn đề phức tạp khác góp phần vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc vẫn diễn biến phức tạp; tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ngày càng gay gắt, khó lường. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, dân chủ hóa, kinh tế thị trường, công nghệ thông tin; âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; những biểu hiện "tự diễn biến", “tự chuyển hóa”, xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân đã có tác động tiêu cực đến cả xã hội. Thực tế ấy đang là thách thức đối với báo chí đối ngoại trên địa bàn

Thành phố Hà Nội, nhất là trong điều kiện báo chí đối ngoại của Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, sự đầu tư về nguồn nhân lực, vật lực cho công tác này còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới; nội dung thông tin của báo chí đối ngoại vẫn thiếu chiều sâu, thiếu sức thuyết phục; việc chuyển ngữ một số ấn phẩm báo chí chưa kịp thời; hình ảnh đất nước, con người Thủ đô và Việt Nam chưa được quảng bá tương xứng với tầm vóc, vị thế hiện nay; vẫn còn cơ quan báo chí đối ngoại bị động, lúng túng, chưa phản ứng kịp thời trong đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái; chưa có nhiều các bài viết, các luồng thông tin sắc bén để chế áp thông tin xấu...

Chính vì lẽ đó mà hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố cần đến sự định hướng kịp thời của cơ quan quản lý, triển khai đồng bộ các văn bản quản lý nhà nước một cách chặt chẽ và có hiệu quả với mục tiêu đổi mới và nâng cao hiệu quả công báo chí đối ngoại, tạo sức mạnh tống hợp của cả hệ thống chính trị nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài đối với công cuộc bảo vệ và phát triển Thủ đô và đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Công tác quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình để tham mưu kịp thời, chính xác, hiệu quả những vấn đề liên quan đến thông tin, tuyên truyền đối ngoại; Tập trung việc xử lý thông tin sai lệch gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị nước ta, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch. Đảm bảo mối quan hệ gắn kết hai chiều giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội; giữa việc đưa thông tin từ Việt Nam và Thủ đô ra thế giới và đưa thông tin từ thế giới vào Thủ đô Hà Nội; sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan báo chí. Chủ động phối hợp có hiệu quả tuyên truyền về vị trí vai trò, tiềm năng thế mạnh, các thành tựu phát triển kinh tế -

xã hội, an ninh - quốc phòng của Thủ đô.

Từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Một là, Thành phố cần tăng cường quản lý Nhà nước đối với báo chí. Đây chính là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, tạo nên trật tự quản lý góp phần phát triển xã hội, ổn định an ninh trật tự an ninh quốc phòng của Thủ đô và hội nhập quốc tế.

Hai là, tuy đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhưng cho đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ. Trong khi đó, trên thực tiễn, công tác quản lý hoạt động báo chí đối ngoại cũng thể hiện nhiều yếu kém trong xây dựng chiến lược phát triển báo chí đối ngoại, đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ chuyên trách về báo chí đối ngoại.

Ba là, vai trò định hướng dẫn dắt thông tin của cơ quan quản lý chưa nhanh chóng, kịp thời, nhiều vấn đề còn để chậm sau dự luận, thông tin mạng xã hội dẫn đến gây nhiễu loạn thông tin

Tóm lại, quản lý hoạt động báo chí đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội (giai đoạn từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017) chỉ là những khảo sát bước đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn từ các góc độ khác nhau, góp phần đưa ra những giải pháp hiệu quả trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Tác giả hy vọng, luận văn này có thể mang đến những tư liệu để mọi người cùng tham khảo và mong muốn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo từ phía thầy cô giáo, các nhà quản lý, các cơ quan báo chí và những ai quan tâm đến vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Báo cáo Tổng kết chung về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc năm 2013, phương hướng năm 2014, Hà Nội.

2. Lê Thanh Bình (2012), Sách Báo chí và thông tin đối, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Lê Thanh Bình (2012), Sách Tổng quan truyền thông quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thông.

4. Bộ Chính trị, Kết luận của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020”,số 16 - KL/TW, ngày 14/2/2012. 5. Báo An ninh - Thủ đô: Báo cáo kết quả công tác thông tin đối ngoại 6

tháng đầu năm và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm 2017.

6. Báo Hà Nội mới: Báo cáo kết quả công tác thông tin đối ngoại 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm 2017.

7. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại: Báo cáo kết quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.

8. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại: Quyết định số 3734/QĐ- UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư, quản lý và phát triển thông tin đối ngoại thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2020.

9. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại: Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại.

10. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại: Hướng dẫn số 31-HD/BTGTU ngày 02/3/2017 về việc hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại năm 2017.

11. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại,

NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

12. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2000), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa thông tin, Tập 1, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2001), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa thông tin, Tập 2, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thoa, Lê Thanh

Xuân (2006), Tác phẩm báo chí (tập 2), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông -

lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, Hà Nội.

22. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội.

24. G. Endrmveit và G. Tronrmsdorff (2002), Từ điển xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội

25. Giáo trình triết học (2014), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

26. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - Xu hướng phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội.

28. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Quang Hoà (2002), Phóng viên và toà soạn, NXB Văn hoá

thông tin, Hà Nội.

30. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Hà Nội.

31. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006), Kỷ yếu Hoạt động thông tin đối ngoại của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

32. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2010), Lao động nhà báo trong hoạt động Thông tin đối ngoại, Hà Nội.

33. Luật Báo chí (2016)

34. Micheal Schudson (2007), Sức mạnh của tin tức truyền thông, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

36. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí (tập III), NXB Giáo dục, Hà Nội. 37. Dương Văn Quảng (2002), Báo chí và ngoại giao, NXB Thế giới, Hà Nội. 38. Phạm Minh Sơn (chủ biên) - Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại

chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội.

39. Phạm Minh Sơn (chủ biên) (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội.

40. Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn Du (đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Nguyễn Bắc Son - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo chí đối ngoại - Động lực phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí cộng sản (http://tapchithongtindoingoai.vn/ly- luan-thuc-tien-kinh-nghiem/bao-chi-doi-ngoai-dong-luc-phat-trien-dat- nuoc-trong-thoi-ky-hoi-1953)

42. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí (tái bản), NXB

Một phần của tài liệu BCH -QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w