1. Hỗ trợ kinh phí, tài chính cho lao động nữ, đặc biệt ở nông thôn ,vùng sâu vùng xa. vùng xa.
Nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí, tài chính cho lao động nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa của tỉnh Phú Thọ các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng... Các khoản kinh phí này được sử dụng với các mục đích sau:
Thành lập thêm các trường phổ thông trung học chuyên nghiệp dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp ở các huyện vùng cao này. Đồng thời tu bổ, sửa chữa lại các trường hiện có trang thiết bị công cụ dụng cụ giảng dạy, có các khoản phụ cấp như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại cho cán bộ giáo viên đến các huyện này giảng dậy.
Thành lập quỹ khuyến học, tăng cường học bổng cho con em nghèo vượt khó, cho công nhân có tay nghề cao, có thành tích cao trong công việc, đồng thời miễn giảm học phí cho con em gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn... nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực đặc biệt là nhân lực nữ để trong tương lai Phú Thọ có lực lượng lao động nữ có trình độ với mục đích sử dụng đôị ngũ lao động nữ này vào các ngành nghề thành phần kinh tế sao cho hợp lý nhất có hiệu quả nhất.
Chuyên đổi hình thức sở hữu thành lập thêm các doanh nghiệp nhà nước phải có một khoản kinh phí để cho các hộ gia đình kinh doanh cá thể vay để họ chuyển thành các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần công ty TNHH và khi có trình độ họ có thể xác nhập với cac xí nghiệp nhà nước doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó thì tính đến thời điểm hiện nay chưa có một người phụ nữ nào của mình tự đứng ra làm chủ doanh nghiệp phải chăng do thiếu vốn? Vì vậy đòi hởu nhà nước phải giảm lãi suất ngan hàng cho vay với lãi suất ưu đãi để người phụ nữ có thể vay để thành lập doanh nghiệp và tự mình làm chủ doanh nghiệp để nâng cao vai trò của mình trong xã hội .
Thành lập thêm các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đông nữ tại chổ ở các huyện, thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa nhằm sử dụng nguồn nhân lực nữ tại chổ cũng như nguồn nguyên nhiên vật liệu tại chổ của các huyện nhằm khai thác lợi thế vốn có của mỗi huyện cũng như việc phát triển kinh tế xã hộicủa từng huyện nói riêng và cả tỉnh nói chung.
2. Quán triệt nghiêm chỉnh các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ phải phối hợp với các ngành, các cấp lập Ban thanh tra đến tận từng doanh nghiệp phân xưởng để kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động của các
doanh nghiệp đối với Công nhân nói chung và công nhân nói riêng về các vấn đề như: an toàn và vệ sinh lao động thời giờ làm việc nghỉ ngơi, tiền lương tiền thưởng kỹ thuật lao động trách nhiệm vật chất và cuối cùng là hợp đồng lao động. Đồng thời phải tuyên truyền và giáo dục về Bộ luật lao động cho chị em phụ nữ biết thông qua các thông tin đại chúng như tuyền hình radio, báo chí... để họ biết được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia lao động cũng như nâng cao kiến thức cho lao động nữ nhằm nâng cao hiệu quả hơn khi sử dụng họ.
3. Phải có thông tin về thị trường lao động
Thông tin về thị trường lao động là một giải pháp hết sức quan trọng hệ thống chính sách của Nhà nước. Qua thông tin về thị trường lao động giúp cho người lao động nói chung và phụ nữ nói riêng biết được các ngành, các doanh nghiệp đang cần tuyển người với yêu cầu ra sao công việc gì cũng như giúp cho các ngành, các doanh nghiệp biệt được số lao động đang tim việc làm mới, cho việc làm cũ không phù hợp với trình độ đào tạo khả năng sở trường làm việc, nhu cầu công việc mới... Các thông tin này phải được công bố hơn phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio, báo chí, đồng thời phải được tuyền thông và cập nhật đến tận từng xã, thôn, bản xóm, làng...
4. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến lao động nữ: đến lao động nữ:
Trên cơ sở các văn bản hiện có như Bộ luật lao động, Nghị định 23/CP ngày 18/04/1996 của chính phủ, Thông từ 03/LĐTBXH-TT của Bộ LĐ-TBXH về các chính sách đối với lao động nữ thì thì các nhà lãnh đạo Phú Thọ phải chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách trên, đồng thời bổ sung thêm các văn bản chính sách chi tiết đối với lao động nữ cho từng huyện thành thị và cho từng doanh nghiệp đơn vị sản xuất kinh doanh để nhằm mục đích sử dụng họ theo đúng ngành nghề, sở trường và trình độ đào tạo.
Trên đây là các giải pháp thuộc các văn bản pháp luật chính sách của Nhà nước đối với vấn đề chỉ đạo các ngành các cấp, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả trong việc sử dụng lao động nữ ở từng ngành từng lĩnh vực sao cho giảm được thời gian lãng phí lao động, sử dụng hợp lý thời gian làm việc cũng như việc sắp xếp bố trí họ vào làm việc trong các ngành, các lĩnh vực phù hợp với thể lực và trí tuệ của họ.
Kết luận
Qua phân tích thực trạng vấn đề sử dụng lao động nữ ở tỉnh Phú Thọ ta thấy lao động nữ của tỉnh tập trung đông ở khu vực nông thôn với ngành nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn lao động nữ ở đây có trình độ rất thấp, không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học nhiều, không có chuyên môn kỹ thuật lớn nên đã làm hạn chế sự tham gia lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đã và đang phát triển nên đã thu hút nhiều lao động nữ vào làm, song nhìn chung còn chưa cao.
Trước tình hình đó, em đã tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề sử dụng lao động nữ và đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng lao động nữ một cách hợp lý, có hiệu quả. Với những giải pháp này em tin chắc rằng các nhà lãnh đạo cũng như các cấp các ngành của tỉnh căn cứ vào đó để có phương pháp sử dụng lao động nữ hiện có và trong tương lai trên địa bàn của mình sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cho lao động nữ đồng thời đưa nền kinh tế Phú Thọ phát triển nhanh.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế lao động - ĐHKTQD - NXB Giáo dục - 1998 PGS. TS Phạm Đức Thành và TS. Mai Quốc Chánh chủ biên PGS. TS Phạm Đức Thành và TS. Mai Quốc Chánh chủ biên
2. Giáo trình Dân số và phát triển - ĐHKTQD - NXB Nông nghiệp 1997. PGS. TS. Nguyễn Đình Cử chủ biên Nguyễn Đình Cử chủ biên
3. Tổ chức lao dộng khoa học trong xí nghiệp (tập I) - ĐHKTQD - NXB Giáo dục - 1994 - PGS. TS Lê Minh Thạch và TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên 1994 - PGS. TS Lê Minh Thạch và TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên
4. Nguyễn Hữu Thân: Quản trị nhân sự - NXB Thống kê - 1996
5. Tập bài giảng môn Kinh tế lao động
6. Tập bài giảng môn Dân số và phát triển
7. Tập bài giảng môn Quản trị nhân sự
8. Thực trạng lao động việc làm của tỉnh Phú Thọ, các năm 1997, 1998, 1999
9. Niên giám Thống kê của tỉnh Phú Thọ, các năm 1997, 1998, 1999
10. Báo cáo thực trạng nguồn lao động tỉnh Phú Thọ - Sở LĐTB và Xã hội Phú Thọ.
11. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam (chương X)
12. Nghị định 23 của chính phủ
13. Thông tư 03 của Bộ LĐTB và xã hội
14. Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Bảo Phương KTLĐ - K38 Khoa KTLĐ và DS- ĐHKTQD,
15. Bài phát biểu của Sở LĐ-TBXH tỉnh Phú Thọ chào mừng sinh viên khoá 39 khoa KTLĐ và DS - ĐHKTQD lên Phú Thọ thực tập. KTLĐ và DS - ĐHKTQD lên Phú Thọ thực tập.