Không gian trồng rau

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ trong bối cảnh dịch covid trên địa bàn, tỉnh lào cai (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33)

Để trồng được rau thì phải có không gian hay khoảng trống trong nhà. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện có khoảng đất trống hay mảnh vườn để trồng rau. Vì không có không gian nên một số gia đình cũng rất khó khăn khi quyết định sản xuất rau tự cung tự cấp.

2.1.4.2. Kiến thức trồng rau

Muốn sản xuất rau tự cung tự cấp phải nắm rõ được kiến thức, kỹ thuật và quy trình trồng rau. Mà hầu hết người dân thành thị chỉ nắm sơ qua một số kỹ thuật đơn giản và họ chỉ học qua mạng. Họ chưa nắm rõ được quy trình hay kỹ thuật trồng rau, sợ bị thiệt hại nên ảnh hưởng đến việc sản xuất rau tự cung tự cấp.

2.1.4.3. Chi phí trồng rau

Không phải ai cũng có dư giả tiền để trồng rau mà để trồng được rau thì bước đầu phải có chi phí để đầu tư mua các vật dụng, giống, hay lắp các công nghệ để sản xuất rau tự cung tự cấp. Trồng rau không chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ bị hỏng và không phát triển được. Mua rau ngoài chợ chi phí thấp hơn nhiều, tiện lợi nên có những người dân họ phân vân cho quyết địnhsản xuất rau tự cung tự cấp.

2.1.4.4. Thời gian

Mọi người luôn tấp nập với công việc của mình, sau mỗi lần đi làm về mệt thì họ chỉ muốn được nghỉ ngơi, tận hưởng. Đặc biệt người phụ nữ ngoài công việc trên cơ quan thì họ còn phải chăm lo cho gia đình. Việc sản xuất rau tự cung tự cấp chủ yếu là người phụ nữ làm. Trồng rau tại nhà muốn có thành quả thì phải thường xuyên chăm sóc, làm đúng quy trình rau mới phát triển tốt được, những lúc rảnh rỗi đáng lẽ họ được nghỉ ngơi thì họ lại phải dành thời gian chăm

sóc rau. Còn có những người họ phải làm đi công tác hay làm việc suốt ngày nên họ không có thời gian để có thể tạo nên một vườn rau và chăm sóc nó.

2.1.4.5. Trẻ em và người già

Trẻ em và người già là đối tượng luôn được ưu tiên trong một gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống. Trẻ em ≤12 tuổi còn là độ tuổi đang phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và trí não nên chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn khiến các bà mẹ ông bố đau đầu, để làm thế nào cân bằng đủ các chất dinh dưỡng cho con mà vẫn an toàn. Những thực phẩm bổ sung các chất cần thiết cho trẻ không thể thiếu đó chính là rau xanh. Rau xanh cung cấp các chất vitamin, khoáng chất,… cần thiết cho trẻ. Đồng thời tại gia đình có vườn rau, hay những luống rau cũng góp phần tăng khả năng sáng tạo và giáo dục tính cách cho trẻ khi còn nhỏ. Những hộ gia đình có người già ≥60 tuổi, sức khỏe của họ cũng được quan tâm hơn. Khi độ tuổi càng lớn, chế độ ăn uống khoa học luôn là điều mà họ quan tâm. Một chế độ nhiều rau xanh sẽ tốt cho sức khỏe hơn là một chế độ nhiều các chất béo, dầu mỡ. Bên cạnh đó sức đề kháng của người già cũng có sự giảm xuống, nên các nguồn thực phẩm có độ an toàn cao thì sẽ có lợi cho sức khỏe của họ hơn. Hơn thế người già ≥60 tuổi họ không còn phải đi làm, có nhiều thời gian rảnh rỗi nên họ có xu hướng thích tự trồng rau cho gia đình nên yếu tố về trẻ em và người già có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau tự cung tự cấp.

2.1.4.5. Bản thân hộ

Bản thân hộ cũng là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định trồng rau. Mỗi người, mỗi gia đình có cách nhìn và quan điểm về thực phẩm hiện nay là khác nhau. Có những hộ họ nghĩ rau ngoài thị trường không ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình nhiều nên họ không cần thiết phải trồng rau vì trồng rau rất mất thời gian, tiền bạc và công sức của họ. Nhưng cũng có những hộ họ lại rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, họ rất là lo lắng trước tình hình rau hiện nay, họ muốn được trồng rau cho gia đình. Vì vậy mỗi cách nhìn hay nhận

thức của từng hộ, tường gia đình sẽ ảnh hưởng tới quyết định hộ đấy có sản xuất rau tự cung tự cấp hay không.

Độ tuổi khác nhau sẽ có những suy nghĩ và hành động khác nhau theo đặc điểm tâm lí ở mỗi giai đoạn. Người trẻ tuổi là những người đang trong quá trình não bộ trưởng thành và hoàn thiện nên luôn có sự hiểu biết phong phú, đa dạng tiếp cận nhiều kênh thông tin khác nhau về trồng rau an toàn. Ngược lại, người cao tuổi từ 55 tuổi trở lên, giảm tốc độ xử lí thông tin, có sự suy giảm về tri giác quan, tiếp thu kiến thức ít hơn, khó nhớ, hay quên và dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, độ tuổi từ 55 tuổi trở lên họ thường sản xuất rau tự cung tự cấp nhiều hơn người trẻ tuổi, vì họ có nhiều thời gian nhàn rỗi.

Mỗi ngành nghề đều có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau tự cung tự cấp, nó quyết định hộ dân có thời gian để sản xuất rau tự cung tự cấp hay không. Những ngành nghề theo hành chính văn phòng, công chức nhà nước thì đa số họ có nhiều thời gian hơn những người kinh doanh buôn bán. Ngoài ra những người hưu trí, nội trợ cảm thấy trồng rau giúp họ giải trí và tập thể dục hàng ngày.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ ở Việt Nam Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Ở chung cư Hà Nội cũng có rất nhiều gia đình tận dụng ban công, sân thượng để trồng rau cho gia đình mình. Đặc biệt là chị Lê Thu Hoa có vườn rau xanh tươi với 60 loại trên ban công căn hộ chung cư của gia đình mình. Chị Thu Hoa tâm sự, từ bé chị đã ước mơ có những bữa cơm đúng nghĩa “fresh” nên luôn nung nấu quyết tâm sẽ có một vườn rau cho cả nhà. Nhưng thời gian đầu trồng rau, chị Hoa gặp khá nhiều khó khăn khi kinh nghiệm lẫn kiến thức đều chưa có. Ví dụ chị gieo hạt nhưng quên không vun đất lên trên, khi cây mọc rễ lại chồi lên trên, mùa nào trồng rau gì chị cũng chưa định hình hết… Từ những “sai lầm” nho nhỏ đáng nhớ ấy, chị Hoa học hỏi thêm kinh nghiệm trên mạng, kinh

nghiệm từ những người có nhiều kinh nghiệm trồng rau. Và khi “tình yêu đủ lớn”, khu vườn trên ban công của chị đẹp khiến bao người mơ ước. Chị Hoa cho biết, chị trồng rau ở ban công chung cư. Căn hộ của chị thuộc dạng nhà 2 tầng nên tổng diện tích quanh nhà được chị tận dụng trồng rau khoảng 50 – 55m2. Tuy có hạn chế là trồng ở tầng cao, gió to và trồng trong khay chậu nhưng đối với chị, mọi yếu tố ấy đều có thể khắc phục được nhờ sự quyết tâm và chăm sóc cẩn thận. Chị trồng rất nhiều loại như xà lách, bạc hà, kinh giới, tía tô, hành, mùi tàu, chanh, quất, ớt… Rau ăn lá như mồng tơi, rau muống, rau ngót, chùm ngây, rền, đay… Mỗi ngày, niềm vui của chị không chỉ là dậy sớm chăm sóc cho khu vườn, tươi cây tưới rau mà còn mỗi khi chiều về, chị lại được tự chọn những loại rau mà mình yêu thích để nấu các món ngon cho cả nhà. Sau nhiều năm trồng rau, chị rút ra được kinh nghiệm chăm sóc khu vườn trên cao xanh tươi năng suất khá đơn giản, đó là chú trọng việc tưới đủ nước, tránh tưới hai khung giờ là giữa trưa nắng nóng cao điểm và tối muộn để tránh sinh nấm bệnh cho cây. Bên cạnh đó, chị còn chọn đất và bón lót lúc trồng, ngâm đỗ tương xay với rỉ mật, vỏ dứa cùng chút men tiêu hóa từ 2 tháng trở lên và pha loãng tưới định kỳ 10 ngày/ lần cho cây. Vì trồng rau sạch đảm bảo cho việc ăn uống tốt cho sức khỏe gia đình, chị Hoa chọn cách pha gừng, tỏi, ớt, rượu tỉ lệ 1:1:1:3 để phun khi cây có hiện tượng bệnh. Vì thế, không chỉ chăm bón, thu hoạch rau mà khu vườn còn là nơi để các con chị thêm yêu thiên nhiên nhiều hơn mỗi ngày. (Thu Thảo, 2018)

Phường Tân Phú, tỉnh Bình Phước

Bà Đồng Thị Chi ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) có vườn rau hơn 50m2. Trồng các loại rau như mồng tơi, bồ ngót, bầu, bí... Đến thời kỳ thu hoạch, bà hái tặng hàng xóm và họ hàng. Có người thân ở thị xã Phước Long đến chơi, bà lại hái rau làm quà. Chưa bao giờ rau xanh của nhà lại trở thành món quà được nhiều người thích đến vậy.

Nhà ở mặt tiền Quốc lộ 14, thế nhưng 6 năm nay, gia đình ông Nguyễn Phương Tứ ở phường Tân Phú luôn có vườn rau xanh. Không có đất, ông tận

dụng các thùng xốp để trồng rau trên vỉa hè. Mỗi thùng xốp trồng một loại rau, đến nay gia đình ông có 12 thùng với các loại cải xanh, rau má, bạc hà, thì là... “Mỗi ngày, tôi tưới rau 2 lần vào buổi sáng, chiều tối, trong đó ưu tiên tưới buổi sáng để cây giữ nước cả ngày. Vườn rau nhà tôi không nhiều nhưng có nó tình làng nghĩa xóm thêm gần gũi. Chiều về, chúng tôi lại ngồi bên vườn rau uống trà, hái rau chia cho hàng xóm” - ông Tứ cho biết. Với ông, trồng rau xanh tại nhà không chỉ cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình mà còn rèn luyện sức khỏe và đó cũng là thú vui lúc tuổi già.

Gia đình anh Lê Đình Chương ở khu phố Phú Xuân, phường Tân Phú tự trồng rau cung cấp cho bữa ăn gia đình hơn một năm nay. Chúng tôi đến nhà khi anh đang làm đất chuẩn bị cho lứa rau tiếp theo. Anh Chương cho biết: “Hằng ngày, đọc báo, xem tivi thấy chỗ này rau bẩn, chỗ kia phun thuốc bảo vệ thực vật... Đi chợ thì không biết nơi nào bán rau sạch, an toàn nên chủ động trồng cho đảm bảo. Đây là cách gia đình tôi tự bảo vệ sức khỏe và hạn chế thực phẩm “bẩn” tràn vào nhà”. Anh Chương mượn mảnh đất trống sau nhà ủ đất với các loại phân chuồng để trồng rau. Các loại rau cải xanh, mồng tơi, rau má, mã đề rất dễ trồng, hơn 1 tháng là có rau ăn. Chi phí đầu tư cũng không nhiều, giống rau được bán nhiều ở chợ, giá cả phải chăng. Phía trước nhà không có nhiều đất, anh tận dụng một góc sân trồng thêm các loại rau. Dần dần rau gì cũng có, vừa tiết kiệm chi phí đi chợ lại yên tâm về bữa ăn vừa tạo không gian xanh quanh nhà.

Bước vào khuôn viên nhà ông Lê Phước Thành ở ấp Trà Thanh, xã Thanh An (Hớn Quản), chúng tôi ngợp mắt trước cách trồng rau bằng túi ni-lon gọn gàng, rau xanh mướt và sạch sẽ. Mỗi túi, ông gieo một loại rau. Đến nay, gia đình ông đã có hơn 20 túi với nhiều loại rau xanh đảm bảo chất lượng. Ông Thành vui vẻ: “Vườn rau xanh do con gái tôi lên ý tưởng. Tôi mua giống, dùng đất thịt trộn với phân chuồng hoai mục, xơ dừa, tro trấu và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh, sau đó gieo đủ loại rau để cung cấp cho bữa ăn hằng ngày”. (Thanh Nga, 2016)

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho thị trấn Khánh Yên

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, để sản xuất rau tự cung tự cấp có hiệu quả cần chú ý:

Thứ nhất, chú trọng đến chất lượng hạt giống, cây giống. Nên chọn những hạt, cây giống khỏe mạnh, có chất lượng tốt, đặc biệt là những loại hạt, cây giống phù hợp với khí hậu, môi trường sống tại địa phương.

Thứ hai, để việc sản xuất rau tự cung tự cấp đạt hiệu quả thì đồng thời cần trồng theo đúng kỹ thuật trồng cả về cách làm đất, cách gieo hạt, cách trồng cây con, kỹ thuật chăm sóc, phòng và trị sâu bệnh cho rau. Không giống như cách trồng rau đại trà để bán ra thị trường, việc trị sâu bệnh cho rau sao cho đẩm bảo sức khỏe và là rau sạch cần sự kiên trì, cẩn thận. Do vậy cần chú ý đảm bảo chọn giống, trồng và chăm sóc theo đúng quy trình để giảm thiểu khả năng rau bị sâu bệnh. Đây là những yếu tố quyết định đến chất lượng rau có đảm bảo sức khỏe của người dùng khi sử dụng hay không.

Thứ ba, trau dồi kiến thức đúng đắn về sản xuất rau tự cung tự cấp cho bản thân qua các kênh thông tin Tivi, Internet, đài báo; đồng thời học hỏi trao đổi với những người đã có kinh nghiệm trong sản xuất rau tự cung tự cấp.

Thứ tư, kết hợp đa dạng các phương pháp sản xuất rau tự cung tự cấp. Không chỉ trồng rau trên đất thịt, mà nên áp dụng thêm các mô hình trồng rau như: hệ thống thủy canh, trồng rau sát tường, trồng rau trên các hộp nhựa treo,…

Thứ năm, chính quyền địa phương nên quan tâm đến các hộ sản xuất rau tự cung tự cấp và các hộ có nhu cầu sản xuất rau tự cung tự cấp. Tạo điều kiện giúp đỡ trên mọi phương diện để người dân có thể sản xuất được rau tự cung tự cấp và yên tâm sản xuất rau tự cung tự cấp.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Khánh Yên là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Toạ độ địa lý: Từ 22016'44'' - 22016'46'' vĩ độ Bắc; Từ 103047'22'' - 103047'24'' kinh độ Đông. Có vị trí phía Bắc, Đông, Nam giáp xã Khánh Yên Thượng, phía Tây giáp xã Làng Giàng, địa bàn thị trấn nằm dọc hai bên Quốc Lộ 279, tổng diện tích tự nhiên là 750ha.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,9 °C. Mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 20 - 25 °C, cao nhất vào tháng Bảy (28 - 32 °C). Mùa khô nhiệt độ trung bình từ 10 - 12 °C, thấp nhất vào tháng Một (8 - 12 °C).

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng không đều trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều tập trung vào tháng 5 (180 - 200 giờ), mùa khô số giờ nắng ít, ít nhất vào tháng 2 (30 - 40 giờ).

Độ ẩm không khí trung bình là 86%, và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm, thấp nhất là tháng 12 (65 - 75%), cao nhất là tháng 7 (80 - 90%). Lượng mưa trung bình trên năm là 1.500 mm tập trung vào tháng Bảy đến tháng Mười, chiếm 70% lượng mưa cả năm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Đất đai là đầu vào quan trọng trong sản xuất; là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thiếu và không thể thay thế. Việc bố trí và sử dụng đất một cách hiệu quả, hợp lý, bền vững là rất quan trọng, quyết định đến việc phát triển của địa phương. Thực trạng phân bổ đất đai trên địa bàn xã qua 3 năm được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của thị trấn Khánh Yên qua 3 năm(2017-2019)

(Đơn vị: ha)

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) 18/17 19/18 TĐBQ Tổng DT đất tự nhiên 750 100 750 100 750 100 - - - 1 Đất nông nghiệp 321,96 42,93 319,07 42,54 315,66 42,09 99,10 98,93 99,01 Đất SXNN 32,84 4,37 31,43 4,19 30,90 4,12 95,71 98,31 97,00 Đất trồng cây hàng năm 98,24 13,09 101,94 13,6 102,08 13,61 103,77 100,14 101,94

Đất trồng câu lâu năm 190,88 25,45 185,70 24,76 182,68 24,53 97,29 98,37 97,83

2 Đất phi NN 407,84 54,37 413,63 55,16 420,68 56,09 101,42 101,70 101,56 Đất thổ cư 304,18 40,55 309,19 41,22 313,85 41,84 101,65 101,51 101,58 Đất chuyên dùng 49,70 6,26 50,21 6,69 52,00 6,93 101,03 103,57 102,29 Đất nghĩa trang 22,31 2,97 23,81 3,17 24,97 3,32 106,72 104,87 105,79 Đất mục đích công ích 31,65 4,22 30,42 4,05 29,86 3,98 96,11 98,16 97,13 3 Đất chưa sử dụng 20,20 2,70 17,30 2,30 13,66 1,82 85,64 78,96 82,23

Qua bảng 3.1 có thể thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã không thay

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ trong bối cảnh dịch covid trên địa bàn, tỉnh lào cai (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33)