Văn hóa thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ trong bối cảnh dịch covid trên địa bàn, tỉnh lào cai (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45)

Năm 2019 hoạt động thông tin văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền cổ động trên địa bàn thị trấn đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và của địa phương góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân. huy động nhân dân tham gia hưởng ứng đóng góp kinh phí cho các hoạt động văn nghệ, thể thao trong dịp tết với kinh phí 20.010.000 đồng.

Sáng ngày 19/8/2019 Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN thị trấn và các ngành đoàn thể, cán bộ, các chi bộ, tổ dân phố và nhân dân trên địa bàn thị trấn, tổ chức viếng nghĩa trang Nhân dân liệt sỹ huyện Văn Bàn nhân dịp Kỷ niệm kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 30 năm thành lập thị trấn Khánh Yên.

Tối ngày 21/8/2019 UBND thị trấn Khánh Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập thị trấn Khánh Yên và trao giải bóng đá nam (7 người); Tham gia văn nghệ có 19 đội đến từ các xã Khánh Yên Thượng, Hòa Mạc, trường THPT số 1 Văn Bàn, trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện và các đơn vị trường học thị trấn, các tổ dân phố với sự tham gia của 157 diễn viên, thu hút trên 1000 lượt người đến xem, cổ vũ; Tổ chức trao giải (cúp,

cờ và huy chương) bóng đá cho các đội đạt giải nhất, giải nhì và đồng giải ba, giải thủ môn xuất sắc, cầu thủ xuất sắc.

Tham gia liên hoan Hát Nôm huyện Văn Bàn lần thứ 2 năm 2019 có 18 diễn viên tham gia kết quả đạt giải ba toàn đoàn. Thành lập 2 đoàn tham gia 2 cuộc thi (tiếng hát người giáo viên nhân dân do Phòng Giáo dục tổ chức và cán bộ công đoàn cơ sở giỏi do Liên đoàn lao động huyện tổ chức) đạt 2 giải nhất toàn đoàn.

Tối 04/11/2019 UBND thị trấn đã phối hợp cùng đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức 01 đêm văn nghệ chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày thành lập huyện Văn Bàn 16/11/1950-16/11/2019 và tiến tới đại hội Đảng bộ các cấp phục vụ hơn 500 lượt người xem và cổ vũ động viên.

3.1.2.6. Thể dục thể thao

Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì. Số người tham gia, loại hình thể dục, môn thể thao phát triển đa dạng, phong phú: bóng đá,bóng chuyền hơi, bóng bàn, cầu lông; đi bộ, dưỡng sinh, câu cá,...

Hướng dẫn Tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn thị trấn phối hợp đồng loạt tổ chức Hội Xuân Kỷ Hợi năm 2019, các hoạt động thể thao chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập thị trấn Khánh Yên với sự tham gia 13/13 tổ dân phố các đơn vị trường học trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho cộng đồng dân cư đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Thành lập các đoàn vận động viên giải việt dã truyền thống huyện Văn Bàn lần thứ 26 năm 2019; tham gia giải Cầu lông trung, cao tuổi huyện Văn Bàn; giải bóng chuyền hơi do UBND tỉnh tổ chức; Giải bóng đá thanh niên huyện Văn Bàn năm 2019 đều đạt thành tích cao.

Các câu lạc bộ, đội văn nghệ - thể thao trên địa bàn thị trấn tổ chức sinh hoạt đảm bảo đúng Điều lệ đã đề ra, thường xuyên có các hoạt động giao lưu nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước, của địa phương.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Nguồn Phương pháp

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Các sách tham khảo, sách chuyên ngành, tạp chí, các báo cáo,..

Các ấn phẩm in ấn trên thư viện, các trang Web chuyên ngành, báo điện tử có liên quan.

Tra cứu, chọn lọc thông tin.

2 Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội qua 3 năm UBND thị trấn Khánh Yên Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020)

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Khánh Yên và vấn đề nghiên cứu, tôi chọn thị trấn Khánh Yên làm địa điểm nghiên cứu. Điều tra trực tiếp 50 hộ. Trong đó có 35 hộ có sản xuất rau tự cung tự cấp, và 15 hộ không sản xuất rau tự cung tự cấp.

Bảng 3.4. Phân phối mẫu điều tra Tiêu chí chọn mẫu điều tra SL (hộ)

Công nhân 7

Công chức nhà nước 20

Kinh doanh 17

Nội trợ 2

Hưu trí 4

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020)

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, trao đổi thông qua phiếu điều tra có sẵn để nắm bắt tình hình sản xuất rau tự cung tự cấp của hộ trong bối cảnh dịch Covid, nội dung chính bao gồm:

Thông tin chung về người phỏng vấn: Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, gia đình có bao người, số trẻ em ≤12 tuổi, số người già ≥60 tuổi, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân, thu nhập gia đình, chi phí sinh hoạt.

Nhận thức của người dân về dịch Covid.

Thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của hộ trên địa bàn thị trấn Khánh Yên trong bối cảnh dịch Covid.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau tự cung tự cấp của hộ trong bối cảnh dịch Covid.

Tiến hành điều tra: trên cơ sở các hộ gia đình ở thị trấn Khánh Yên.

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Quan sát số liệu đã xử lý mô tả các yếu tố ảnh hưởng: nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tuổi, giới tính, nguồn cung cấp thông tin, khả năng tiếp cận tới nhận thức và ứng xử của hộ gia đình với việc sản xuất rau tự cung tự cấp.

Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ dân trên địa bàn thị trấn Khánh Yên.

3.2.2.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một, hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của tổng thể thành các tổ hay tiểu tổ khác nhau. Đây là phương pháp cơ bản nhất của tổng hợp thống kê đồng thời nó cũng là phương pháp để phân tích thống kê.

Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tượng nghiên cứu), được chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê gọi là tiêu thức phân tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê được chia làm 2 loại: tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính.

Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu diễn được bằng con số, ví dụ như độ tuổi, thu nhập bình quân của người tiêu dùng, trình độ văn hóa,…

Tiêu thức thuộc tính là những tiêu thức không biểu hiện được bằng con số, ví dụ như giới tính, nghề nghiệp,…

Trong thống kê có thể phân tổ theo một tiêu thức (gọi là phân tổ đơn) hoặc phân tổ theo hai hoặc nhiều tiêu thức (gọi là phân tổ kết hợp). Trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tổ đơn.

3.2.3.3. Phương pháp so sánh

Mỗi người dân có những yếu tố thu nhập, gia đình, trình độ văn hóa và các điều kiện về bản thân khác nhau vì vậy dùng phương pháp này nhằm đánh giá các đối tượng khác nhau về nhận thức và cách ứng xử của họ với việc sản xuất rau tự cung tự cấp trong bối cảnh dịch Covid đang diễn ra. Cụ thể trong nghiên cứu, phương pháp so sánh sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng nhận thức và ứng xử giữa những người có nghề nghiệp khác nhau: công nhân, công chức nhà nước, kinh doanh-buôn bán, nội trợ và hưu trí; giữa những người có trình độ học vấn, tuổi tác và giới tính khác nhau.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện nhận thức về mức độ nguy hiểm dịch Covid

Tỉ lệ người dân nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch Covid. Được thể hiện qua điều tra 50 hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Khánh Yên dựa trên mức độ đánh giá quan tâm của người dân về dịch Covid: Không quan tâm, quan tâm một chút, quan tâm, rất quan tâm; và thang đo đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch Covid như: không nguy hiểm, nguy hiểm, rất nguy hiểm, cực kì nguy hiểm. Từ đó tính được tỉ lệ phần trăm có bao nhiêu hộ trên tổng số 50 hộ điều tra đánh giá mức độ quan tâm của hộ đến dịch Covid và đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch Covid.

Tỉ lệ người nhận thức được mức độ ảnh hưởng của dịch Covid. Được thể hiện qua điều tra 50 hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Khánh Yên dựa trên các ảnh hưởng của dịch Covid đã tác động đến cuộc sống của các hộ gia đình như: Hạn chế trong việc đi lại, hạn chế tập trung đông người, hạn chế những tương tác và tiếp xúc, hạn chế chi tiêu và công việc, học tập bị gián đoạn. Từ đó tính được tỉ lệ phần trăm có bao nhiêu hộ trên tổng số 50 hộ điều tra đã bị dịch Covid làm ảnh hưởng đến các mặt nào của cuộc sống hằng ngày.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp

Tỉ lệ hộ sản xuất rau ở các địa điểm: vườn nhà, ban công, sân thượng và đất công cộng.

Diện tích sản xuất rau tự cung tự cấp của hộ gia đình.

Tỉ lệ các loại rau trồng chính được các hộ sản xuất: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau gia vị.

Tỉ lệ hộ sử dụng nguồn nước chính dùng tưới rau: nước rửa rau vo gạo, nước máy chưa qua sử dụng, nước giếng khoan và nước ao, hồ.

Tỉ lệ hộ sử dụng các phương pháp diệt trừ sâu bệnh: bắt bằng tay, dùng bẫy, phun dung dịch tỏi ớt, phun thuốc BVTV.

Tỉ lệ hộ sử dụng các loại phân bón: phân hữu cơ nhà tự ủ, phân hữu cơ mua ngoài thị trường, phân vô cơ.

Chi phí chuẩn bị cho sản xuất rau tự cung tự cấp tính bình quân cho 1 hộ gia đình.

Chi phí sản xuất rau bình quân tính cho 1 hộ gia đình /tháng. Kết quả sản xuất rau tự cung tự cấp của hộ gia đình.

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất rau tự cung tự cấp

Tần suất thu hoạch và lượng rau thu hoạch rau của hộ gia đình sản xuất rau tự cung tự cấp.

Tỉ lệ phần trăm sử dụng rau tự trồng trên tổng lượng rau tiêu dùng của hộ gia đình sản xuất rau tự cung tự cấp.

3.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau tự cung tự cấp

Tỉ lệ phần trăm người có sản xuất rau tự cung tự cấp và người không sản xuất rau tự cung tự cấp dựa trên yếu tố lượng thời gian đi làm trong 1 ngày của hộ gia đình.

Tỉ lệ phần trăm người có sản xuất rau tự cung tự cấp và người không sản xuất rau tự cung tự cấp dựa trên yếu tố độ tuổi chủ hộ.

Tỉ lệ phần trăm người có sản xuất rau tự cung tự cấp và người không sản xuất rau tự cung tự cấp dựa trên yếu tố nghề nghiệp của chủ hộ.

Tỉ lệ phần trăm những hộ gia đình có trẻ em ≤12 tuổi và hộ gia đình có người già ≥60 tuổi.

Tỉ lệ phần trăm người có sản xuất rau tự cung tự cấp và người không sản xuất rau tự cung tự cấp dựa trên yếu tố giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập của hộ gia đình.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ trong bối cảnh dịch Covid trên địa bàn thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

4.1.1. Nhận thức của người dân thị trấn Khánh Yên về đại dịch Covid

Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng dịch bệnh có quy mô, mức độ ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, gây ra sự bất ổn chưa từng thấy đối với nền kinh tế toàn cầu. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đã vào cuộc nhằm khống chế dịch bệnh một cách tốt nhất. Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người bất kể quốc tịch, tuổi tác, giới tính, vùng miền. Đặc biệt người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác vì đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bệnh sẽ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19. Tiếp xúc, tập trung đông người khiến cho việc khoanh vùng, cách ly và dập dịch gặp nhiều khó khăn. Vì vậy hạn chế tối đa việc ra ngoài trong thời điểm này là một trong những cách hữu hiệu để có thể ngăn chặn lây nhiễm cho cộng đồng.

Việt Nam đã áp dụng rất nhiều các biện pháp hiệu quả để tuyên truyền đến người dân, đến mọi miền của Tổ quốc về đại dịch Covid. Các triệu chứng của bệnh, các cách bảo vệ bản thân, cách phòng tránh và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Chính quyền Nhà nước cũng yêu cầu người dân nếu đi về từ vùng dịch phải nghiêm chỉnh chấp hành cách li khỏi cộng đồng 14 ngày, và vận động người dân nếu có các biểu hiện của bệnh Covid cần liên hệ ngay cho bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Hiểu được tình hình đó, người dân thị trấn Khánh Yên đã nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu của Nhà nước để đảm bảo sức khỏe cho chính gia đình và cộng đồng. Luôn sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hay đến nơi làm việc, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vệ sinh tay

bằng xà phòng có sát khuẩn trước và sau khi ăn hoặc từ bên ngoài trở về nhà, hạn chế tụ tập tổ chức liên hoan và chỉ di chuyển khỏi thị trấn khi có việc thật sự cần thiết. Sản xuất rau tự cung tự cấp trong các hộ gia đình cũng bắt nguồn từ việc hạn chế ra ngoài, và không tập trung nơi đông người.

Bảng 4.1: Nhận định mức độ nguy hiểm của dịch Covid của các hộ điều tra trên thị trấn Khánh Yên

Chỉ tiêu SL (hộ) TL (%) Tổng 50 100,00 1. Biết đến dịch Covid không? Có 50 100,00 Không - - 2. Mức độ quan tâm đến diễn biến của dịch Covid

Không quan tâm - -

Quan tâm 1 chút - -

Quan tâm 1 2,00

Rất quan tâm 49 98,00

3. Mức độ nguy hiểm của dịch Covid

Không nguy hiểm - -

Nguy hiểm - -

Rất nguy hiểm 1 2,00

Cực kì nguy hiểm 49 98,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng 4.1 có thể thấy các hộ điều tra trên thị trấn Khánh Yên điều biến dịch Covid với tỉ lệ 100%. Mức độ quan tâm đến diễn biến của dịch Covid chiếm 98% rất quan tâm và 2% ở mức quan tâm. Chúng ta không thể phủ nhận được mức độ nguy hiểm của dịch Covid, bắt đầu chỉ với triệu chứng ho khan, mệt mỏi nhưng nếu điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển nặng hơn thậm chí có thể tử vong. Về mức độ nguy hiểm của dịch Covid, có 98% hộ đồng

ý rằng dịch bệnh này cực kì nguy hiểm, và có 2% đồng ý rằng dịch bệnh rất nguy hiểm.

Bảng 4.2. Nhận thức của các hộ điều tra về ảnh hưởng của dịch Covid trên địa bàn thị trấn Khánh Yên

Chỉ tiêu SL (hộ) TL (%)

Hạn chế đi lại 41 82

Hạn chế tập trung đông người: họp chợ, ngày lễ, liên hoan, hội họp

50 100

Hạn chế những tương tác và tiếp xúc 45 90

Hạn chế chi tiêu 39 78

Công việc, học tập bị gián đoạn 50 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng 4.2 có thể thấy dịch Covid đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như: sự hạn chế về di chuyển, hạn chế tập trung đông người, hạn chế về những tương tác và tiếp xúc, hạn chế chi tiêu và công việc, học tập cũng bị gián đoạn. Trong đó 100% hộ được điều tra cho rằng dịch Covid gây ra hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau tự cung tự cấp của các hộ trong bối cảnh dịch covid trên địa bàn, tỉnh lào cai (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45)