B. NỘI DUNG CHƯƠNG
2.3.3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu xây dựng giai cấpcông
nhân Việt Nam hiện nay
2.3.3.1. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Coi trọng giữ vững bản chất giai cấp công nhân và các nguyên tắc sinh hoạt của Đảng”. Đồng thời, “Chú trọng xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông nhân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải “quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.
2.3.3.2. Một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức và doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ, có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động.
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Có nhận định cho rằng, sở dĩ GCCN thực hiện cách mạng XHCN là bởi họ vô sản, tức là giai cấp nghèo trong xã hội, do đó, trong xu thế hiện nay, khi GCCN đã dần dần được cải thiện thu nhập, được “tư bản hóa” thì sứ mệnh lịch sử của GCCN không còn nữa. Trình bày và giải thích ý kiến của nhóm?
thế kỷ 19 với giai cấp hiện nay. Từ đó luận giải sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử của GCCN trước đây và hiện nay?
3. Luận giải sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử của GCCN VN hiện nay và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới?
4. Đặc điểm và tình hình của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: những vấn đề đặt ra và định hướng xây dựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phú Trọng. (2015). Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn. Nxb CTQG - ST, Hà Nội, 2015.
CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về CNXH, thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào phân tích những vấn đề cơ bản về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, hình thành niềm tin vào chế độ XHCN, luôn tin và ủng hộ đường lối Đổi mới theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG