MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Một phần của tài liệu DE CUONG QUY III NAM 2020 (Trang 29 - 30)

họp thứ 8. Ngày 03 tháng 12 năm 2019, Chủ tịch nước ban hành Lệnh số 17/2019/L-CTN về việc công bố Luật Lực lượng dự bị động viên. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2020.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN BỊ ĐỘNG VIÊN

1. Mục đích

Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Quan điểm

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

của Đảng đối với quân đội; thống lĩnh của Chủ tịch nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân; sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ; sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với lực lượng dự bị động viên.

Hai là, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Hiến pháp năm

2013 về xây dựng Quân đội nhân dân: “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lực lượng dự bị động viên, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Ba là, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và quy định của

pháp luật hiện hành về lực lượng dự bị động viên; đồng thời, bổ sung những quy định mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh là phù hợp; bảo đảm tính kế thừa, phát triển các quy định của pháp luật hiện hành về lực lượng dự bị động viên.

Bốn là, nghiên cứu những ưu điểm, tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân, bài

20 năm thực hiện Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên để bảo đảm tính thực tiễn, khả thi.

Năm là, bảo đảm tính công khai, dân chủ, minh bạch và dễ tiếp cận; tiếp thu

những ý kiến hợp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo.

Sáu là, phù hợp với xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế; trên cơ sở giữ vững

độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không để bị phụ thuộc, lệ thuộc vừa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nguồn lực của đất nước trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu DE CUONG QUY III NAM 2020 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)