Các loại sở hữu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT DÂN SỰ (Tài liệu dùng cho ôn thi cao học) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Theo Điều 51 Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. BLDS năm 2015 quy định các loại sở hữu sau đây: Sở hữu toàn dân; sở hữu riêng; sở hữu chung.

5.2.2.1. Sở hữu toàn dân:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

5.2.2.2. Sở hữu chung:

Khái niệm: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

Các loại sở hữu chung: Sở hữu chung gồm có sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Sở hữu chung hợp nhất gồm có sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia; sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

Ví dụ: Theo Điều 219 BLDS năm 2015, trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

5.2.2.3. Sở hữu riêng

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. 5.2.3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

- Thu hoa lợi, lợi tức;

- Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; - Được thừa kế;

- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

- Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại BLDS năm 2015; - Trường hợp khác do luật quy định.

5.2.4. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; - Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; - Tài sản bị trưng mua;

- Tài sản bị tịch thu;

- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này; - Trường hợp khác do luật quy định.

5.3. Quyền khác đối với tài sản

5.3.1. Khái niệm quyền khác đối với tài sản:

Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

Quyền khác đối với tài sản bao gồm: a) Quyền đối với bất động sản liền kề; b) Quyền hưởng dụng; c) Quyền bề mặt.

5.3.2. Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

5.3.3. Quyền hưởng dụng5.3.3.1. Khái niệm 5.3.3.1. Khái niệm

Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

5.3.3.2. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụng được xác lập theo 3 căn cứ: quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

5.3.3.3. Thời hạn của quyền hưởng dụng

Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.

5.3.4. Quyền bề mặt

5.3.4. Í. Khái niệm quyền bề mặt

Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.

5.3.4.2. Nội dung của quyền bề mặt

Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây

dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5.3.4.3. Thời hạn của quyền bề mặt:

Được xác định theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày khái niệm tài sản và nội dung quyền sở hữu

2. Quyền khai thác tài sản và hưởng lợi từ việc đó được gọi là quyền gì? Hãy giải thích

3. Cá nhân có quyền sở hữu đối với mọi loại tài sản không? Tại sao?

4. Phân biệt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Cho ví dụ minh họa 5. Phân biệt động sản và bất động sản. Cho ví dụ minh họa.

6. Phân biệt quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Cho ví dụ minh họa.

7. Sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu trong nhà chung cư là loại sở hữu chung nào?

8. Tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng thuộc loại tài sản thuộc sở hữu chung nào?

9. Những căn cứ nào chỉ làm chấm dứt quyền sở hữu mà không làm phát sinh quyền sở hữu?

TÌNH HUỐNG Tình huống 1

Chiếc xe tải thuộc sở hữu chung của A, B và C. Trong đó, mỗi người sở hữu 1/3 giá trị chiếc xe. Chiếc xe đang được kinh doanh cho thuê. Hàng tháng, các chủ sở hữu hưởng lợi nhuận từ tiền cho thuê xe. Sau một thời gian, một trong các sở hữu chung, ví dụ là A, có yêu cầu chia.

Trường hợp này nên được xử lý như thế nào? Tại sao? Tình huống 2

A cho B mượn máy tính xách tay. B mang tặng máy tính tặng cho người yêu là C. A biết chuyện và đòi nhưng C không chịu trả dù biết sự thật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Theo quy định của pháp luật, C có phải trả lại máy cho A không? Tại sao?

Giả sử là B sử dụng được một thời gian rồi bán máy đó cho D (là chủ một hiệu mua bán máy tính cũ gần nhà). Tình cờ A phát hiện máy tính của mình tại hiệu bán máy tính cũ nói trên, nên kiện người chủ hiệu để đòi lại máy.

b. A có quyền đòi máy tính của mình từ D không? Vì sao?

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự năm, được ban hành 24-11-2015, hiệu lực từ 01-01-2017 2. Luật điều ước quốc tế, được ban hành 9-4-2016, hiệu lực từ 01-07-2016

3. Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, được ban hành ngày 18-6-2019, hiệu lực từ 15-7- 2019

B. Sách, giáo trình

hữu tài sản và quyền thừa kế, NXB Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam

2. Trường đại học Luật TP.HCM (2019), sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bình luận án), Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 3. Tưởng Duy Lượng (2019), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử (tái bản lần thứ năm, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia sự thật

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1, 2),

NXB. Công An nhân dân

5. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT DÂN SỰ (Tài liệu dùng cho ôn thi cao học) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26)