Quyền bề mặt

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT DÂN SỰ (Tài liệu dùng cho ôn thi cao học) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 29)

5.3.4. Í. Khái niệm quyền bề mặt

Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.

5.3.4.2. Nội dung của quyền bề mặt

Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây

dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5.3.4.3. Thời hạn của quyền bề mặt:

Được xác định theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày khái niệm tài sản và nội dung quyền sở hữu

2. Quyền khai thác tài sản và hưởng lợi từ việc đó được gọi là quyền gì? Hãy giải thích

3. Cá nhân có quyền sở hữu đối với mọi loại tài sản không? Tại sao?

4. Phân biệt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Cho ví dụ minh họa 5. Phân biệt động sản và bất động sản. Cho ví dụ minh họa.

6. Phân biệt quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Cho ví dụ minh họa.

7. Sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu trong nhà chung cư là loại sở hữu chung nào?

8. Tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng thuộc loại tài sản thuộc sở hữu chung nào?

9. Những căn cứ nào chỉ làm chấm dứt quyền sở hữu mà không làm phát sinh quyền sở hữu?

TÌNH HUỐNG Tình huống 1

Chiếc xe tải thuộc sở hữu chung của A, B và C. Trong đó, mỗi người sở hữu 1/3 giá trị chiếc xe. Chiếc xe đang được kinh doanh cho thuê. Hàng tháng, các chủ sở hữu hưởng lợi nhuận từ tiền cho thuê xe. Sau một thời gian, một trong các sở hữu chung, ví dụ là A, có yêu cầu chia.

Trường hợp này nên được xử lý như thế nào? Tại sao? Tình huống 2

A cho B mượn máy tính xách tay. B mang tặng máy tính tặng cho người yêu là C. A biết chuyện và đòi nhưng C không chịu trả dù biết sự thật.

a. Theo quy định của pháp luật, C có phải trả lại máy cho A không? Tại sao?

Giả sử là B sử dụng được một thời gian rồi bán máy đó cho D (là chủ một hiệu mua bán máy tính cũ gần nhà). Tình cờ A phát hiện máy tính của mình tại hiệu bán máy tính cũ nói trên, nên kiện người chủ hiệu để đòi lại máy.

b. A có quyền đòi máy tính của mình từ D không? Vì sao?

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự năm, được ban hành 24-11-2015, hiệu lực từ 01-01-2017 2. Luật điều ước quốc tế, được ban hành 9-4-2016, hiệu lực từ 01-07-2016

3. Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, được ban hành ngày 18-6-2019, hiệu lực từ 15-7- 2019

B. Sách, giáo trình

hữu tài sản và quyền thừa kế, NXB Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam

2. Trường đại học Luật TP.HCM (2019), sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bình luận án), Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 3. Tưởng Duy Lượng (2019), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử (tái bản lần thứ năm, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia sự thật

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1, 2),

NXB. Công An nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT DÂN SỰ (Tài liệu dùng cho ôn thi cao học) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 29)