- TÀI LIỆU CỦA PHÂN VIỆN LỊCH SỬ (TK 1643)
3. Sử dụng lực lƣợng:
PHẦNTHỨ I: TÌNH HÌNH CHUNG I ĐỊA HÌNH:
I. ĐỊA HÌNH:
Tiểu khu tình báo 3 ngụy đóng ở trung tâm thị xã, trên khoảng đất chiều ngang chừng 35m, chiều sâu khoảng 25 m. Hƣớng tây giáp đƣờng Hùng Vƣơng, kế là khu vực Tòa Giám mục Xuân Lộc. Hƣớng đông giáp chung cƣ 60 căn (của gia đình ngụy quân, ngụy quyền). Hƣớng bắc và nam đều giáp đƣờng vào chung cƣ 60 căn. Cổng trổ ra đƣờng Hùng Vƣơng.
Phía tây có một hàng rào lƣới chống B40, phía nam và bắc có hàng rào kẽm gai. Sau cổng bên trái chừng 2m có 1 lô cốt hình vuông xếp bao cát nhồi đất, mỗi cạnh 2m, cao 1,2m không có lỗ châu mai chỉ có mái che mƣa nắng.
Khu vực trung tâm gồm ba dãy nhà: làm việc và nghỉ của bọn tình báo, xếp theo hình chữ U: trái, phải cổng hai nhà và phía sau một nhà. Nhà vách ván, lợp tôn.
Đƣờng Hùng Vƣơng nằm trƣớc mặt khu tình báo, mật độ xe và ngƣời đông đúc, nhƣng không ai dám dừng chân hay ra vô cổng tiểu khu này.
II. TÌNH HÌNH ĐỊCH:
1. Địch trong khu tình báo:
Quân số địch từ 40 đến 50 tên, trang phục nhƣ công chức ngụy quyền hay dân thƣờng. Chúng là những tên chống cộng, ác ôn khét tiếng. Nơi đây chính là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và là nơi đào tạo gián điệp, phƣợng hoàng, thiên nga (các tên gọi bọn hoạt động gián điệp ở vùng nông thôn) chuyên đánh phá các cơ sở cách mạng. Bọn chúng ra vào cơ quan nhƣ dân thƣờng nhƣng dân thƣờng không ai đặt chân vào cổng. Ở giữa 3 căn nhà có 1 hầm ngầm xây bằng gạch đá xi măng âm dƣới mặt đất hình vuông mỗi cạnh 2m5, mặt trên đổ bê-tông, có 3 lỗ châu mai ngang với mặt đất trên có mái che. Ở ngoài, khó phát hiện.
Xung quanh tiểu khu tình báo 33, từ 100m trở ra là đủ các sắc lính cảnh sát, an ninh của tiểu khu Long Khánh và sƣ đoàn 18 bộ binh, dân vệ... Ngoài ra còn các đơn vị cơ động sẵn sàng ứng chiến, chi viện cho chúng, hình thành một thế liên hoàn trong thị xã đông đúc. Ngoài ra có hệ thống còi hụ báo động mỗi khi phát hiện “Việt Cộng” xâm nhập vào thị xã.
Tóm lại, tiểu khu tình báo 33 nằm trong một hệ thống các đơn vị hành chính quân sự của tiểu khu Long Khánh, đủ các sắc lính. Chúng cho rằng đây là vị trí an toàn nên có phần chủ quan ở cơ sở.
III. TÌNH HÌNH TA:
Đội biệt động thị xã Long Khánh thành lập từ năm 1965 hầu hết là con em thị xã, gồm những cán bộ chiến sĩ đã trải qua thử thách trong chiến đấu ác liệt mặt giáp mặt với quân thù. Từ khi thành lập đến trƣớc trận này, đội đã chiến đấu hàng chục trận lập nhiều chiến công xuất sắc, đƣợc lãnh đạo tin tƣởng, nhân dân thƣơng yêu đùm bọc, tiếp tế cung cấp tin tức, còn kẻ thù thì khiếp sợ.
Trƣớc khi vào trận đánh, quân số toàn đội có 15 đồng chí, do đồng chí Phạm Thanh Mừng làm đội trƣởng, đồng chí Nguyễn Hồng Nở làm chính trị viên. Sinh ra, lớn lên và chiến đấu, hoạt động trên địa bàn nên cán bộ chiến sĩ rất thông thạo địa hình, đƣờng ngang lối tắt trong thị xã đều quen thuộc. Có kinh nghiệm chiến đấu trong thị xã.
Đoàn kết chiến đấu lập công tập thể là truyền thống của đội. Đƣợc trang bị nhanh gọn, trình độ chiến thuật đánh từng tổ hay toàn đội đều giỏi. Kỹ thuật bắn súng cả B40 và tiểu liên đều chuẩn, điêu luyện.