Một số bệnh thường gặp ở chó

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú cưng nhung lê thị trấn ba hàng, huyện phổ yên, thành phố thái nguyên (Trang 29)

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó

2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa

2.3.1.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột

Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính. Viêm ruột có thể xảy ra ở vùng ruột non hay lan ra cả vùng dạ dày và ruột già.

* Nguyên nhân gây bệnh

- Do vi rút: Parvo vi rút, vi rút gây bệnh Care …

- Do vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella spp, Clostridium spp … -Do kí sinh trùng đường ruột: Toxocaracanis, Toxascarisleonina, Sán dây … - Do các nguyên sinh động vật khác như: Giardia, Toxoplasma,

Trichomonas, Cầu trùng …

- Do nuốt phải các ngoại vật khơng tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc.

* Triệu chứng chủ yếu

- Tiêu chảy đi đơi với ói mửa khi có sự viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non. Đau đớn khi đi ỉa thì vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng.

- Phân lỏng có mùi hơi, tanh khó chịu. Phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì sự xuất huyết diễn ra ở ruột già.

- Sốt là hiện tượng do nhiễm trùng.

- Quan sát thấy chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu do bị đau bụng.

- Có thể nghe thấy tiếng sơi bụng do nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi.

- Mất nước, mất điện giải: biểu hiện da kém đàn hồi, mắt trũng sâu. Mất máu dẫn đến niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt.

Điều trị

Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin …

Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch Vitamin C.

Dùng thuốc chống nôn: atropin, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil.

Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B - complex, Vitamin B1 B6 B12. Liệu trình điều trị thường 3- 5 ngày.

2.3.1.2. Bệnh do Parvo vi rút

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [23], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao. Tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim.

Nguyên nhân gây bệnh

Do Canine parvo vi rút type 2 (CPV2) gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào mạch bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển trên khắp cơ thể.

- Mục tiêu cuối cùng là niêm mạc ruột và các mô bạch huyết.

- Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [10], bệnh ỉa chảy do Parvo vi rút rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng:

+ Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.

+ Dạng tim: thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đốn.

+ Dạng kết hợp tim - ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ.

Triệu chứng chủ yếu

- Chó bỏ ăn, nơn.

- Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất. - Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần.

- Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân lỗng, thối. Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi.

- Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hồn tồn sau đó suy kiệt mà chết.

Điều trị

- Khơng có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên theo Y Nhã (1998) [21], có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.

- Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

- Hộ lý và chăm sóc tốt: khơng cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt.

- Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân vi rút. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin …

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

- Dùng thuốc chống nôn: atropin, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

- Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite, men tiêu hóa,…

- Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil.

- Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. complex, vitamin B1, B6, B12. - Cầm máu bằng vitamin K.

- Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày.

Nguyễn Bá Hiên và cs (2010) [9] cho biết, tốt nhất tiêm phịng vắc xin để phịng bệnh Parvo cho chó.

2.3.1.3. Hiện tượng ngoại vật trong đường tiêu hóa Ngoại vật thực quản

Theo Vũ Như Quán và Chu Đức Thắng (2010) [25], các ngoại vật như kim, lưỡi câu, xương bị vướng chỗ giữa cửa vào lồng ngực và phần đáy của tim hoặc phần đáy của tim với cơ hồnh. Chó gặp phổ biến hơn mèo.

Triệu chứng chủ yếu: Khạc thường xuyên, tiết nước bọt, nôn ọe, không ăn được hoặc ăn xong sẽ nơn ra ngay. Cổ có xu hướng rướn ra trước.

Chẩn đốn: Dùng tay sờ nắn để tìm ngoại vật. Chẩn đốn chính xác bằng cách chụp X - quang.

Hướng điều trị:

+ Nếu ngoại vật ở quá sâu thì phải can thiệp ngoại khoa để mổ lấy ngoại vật ra.

Ngoại vật trong dạ dày:

Theo Vũ Như Quán (2009) [24], bệnh khá phổ biến ở chó mèo với những nguyên nhân khác nhau như nuốt phải đá, bóng cao su, xương hoặc tóc tạo khối trong dạ dày.

Triệu chứng chủ yếu: Rất thay đổi và khó nhận biết, thường thấy là con vật thỉnh thoảng ói sau ăn, vật bén nhọn thì gây tổn thương dạ dày và chảy máu.

Chẩn đốn chính xác nhất là chụp X - quang.

Điều trị: Gây nôn với những vật thể nhỏ trơn hoặc mổ với những ngoại vật có kích thước q lớn.

2.3.1.4. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó Nguyên nhân gây bệnh:

Do vi rút thuộc họ Adenoviridae. Nguồn vi rút chính: chất ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị tổn thương. Vi rút xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…. Theo Lê Thị Tài (2006) [29], cho biết do khí hậu miền Bắc nước ta nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút phát triển, lây lan và gây bệnh.

Cơ chế gây bệnh:

Sau khi nuôi nhốt, vi rút sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amidan và mảng payer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng.

Triệu chứng chủ yếu

Niêm mạc, da vùng mỏng vàng: mắt, dưới bụng, tai …

Sốt cao 40°C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết màng niêm mạc, đặt biệt niêm mạc miệng, có thể xuất huyết.

Viêm hạch amidan, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy phân sậm màu, sưng gan, đau đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, thủy thủng dưới da vùng đầu, cổ, thân.

Điều trị

Tiêm kháng sinh chống kế phát: tylosine, oxytetracyline, dexamethasone. Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil.

Dùng thuốc chống nôn: atropins, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. complex, vitamin B1, B6, B12.

2.3.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục

2.3.2.1. Bệnh viêm tử cung cấp tính

Bệnh thường xảy ra sau các ca đẻ khó, đẻ bình thường cũng có thể mắc. Bệnh này có thể gọi là chứng nhiễm trùng tử cung cấp tính.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường xảy ra sau đẻ khó, sau khi xảy thai, thai chết lưu, sót nhau. Có thể do q trình can thiệp kéo thai ra ngồi làm xước niêm mạc tử cung dẫn tới nhiễm trùng. Cũng có thể do thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống nhiều lần trong một lần lên giống. Bị nhiễm vi khuẩn Escherichia coli là phổ biến nhất, có thể cịn thấy Streptococcus, Staphylococcus.

Triệu chứng chủ yếu

Sốt, suy nhược, biếng ăn, có nhiều dịch tiết bất thường từ âm đạo chảy ra, có thể ói mửa. Dịch tiết có lẫn mủ và mùi hơi tanh khó chịu.

Điều trị

Thụt rửa bằng nước muối sinh lý, thuốc tím hoặc cồn iod pha lỗng. Dùng các loại kháng sinh để diệt vi khuẩn: amoxcicillin, gentamicin,…

Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B. complex, vitamin B1, B6, B12.

Nếu quá nặng thì can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung.

Cắt bỏ tử cung là phương pháp triệt để nhất.

2.3.2.2. Đẻ khó

Theo Tơ Du và Xn Giao (2006) [6], đẻ khó là vấn đề khá phổ biến với chó mèo, đặc biệt là những giống chó mèo nhỏ ni để làm cảnh. Vì vậy ta phải nhận định và can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Do khiếm khuyết của cơ tử cung, bất thường trong quá trình biến dưỡng, xoang chậu hẹp, thai quá lớn, thai chết, tư thế thai bất thường …

Chẩn đoán

Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [12], gia súc có nhiệt độ hạ, sau 24 giờ mà chưa thấy đẻ.

Thành bụng co thắt mạnh từ 1 đến 2 giờ mà không thấy thai nào ra. Đã đẻ được mà con tiếp theo sau 1 đến 2 giờ không thấy ra tiếp. Mang thai quá lâu mà chưa thấy đẻ (> 60 ngày).

Tiền sử đẻ khó, con ra khơng hết, bị vướng lại.

Điều trị

Tiêm oxytocin, sau 30 phút chưa thấy đẻ được thì tiêm thêm một mũi nữa. Mổ đẻ: gây mê rồi mổ và lấy thai ra.

2.3.2.3. Viêm bàng quang Nguyên nhân gây bệnh

Sự nhiễm trùng bàng quang có thể do vi khuẩn xâm nhập từ máu hay bạch huyết. Có thể do vi khuẩn lên từ đường niệu đạo. Đây là dạng thứ phát

do tổn thương cơ học, sự căng bàng quang trên chó mèo thường thấy chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như: Pseudomonas proteusmira. Vi khuẩn gram dương ít thấy hơn: Streptococcus, Staphylococcus …

Triệu chứng chủ yếu

Đi tiểu khó, bí tiểu, bồn chồn, sốt, biếng ăn. Nước tiểu có màu sẫm, có thể lẫn máu. Bàng quang căng cứng, có thể nhìn thấy rõ từ ngồi. Nếu để lâu có thể dẫn tới trúng độc.

Điều trị:

Dùng thuốc kháng sinh: amoxicillin. Kết hợp với cầm máu bằng vitamin K. Thông tiểu hàng ngày cho con vật.

Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B.complex, vitamin B1, B6, B12.

2.3.3. Bệnh hệ hô hấp

2.3.3.1. Bệnh viêm mũi

Nguyên nhân gây bệnh:

Do biến đổi niêm mạc mũi.

Cấp tính: do kích thích cơ học, lí học, hóa học hoặc do ngoại vật xâm nhập làm tổn thương niêm mạc mũi.

Mạn tính: Do nấm, khối u, kí sinh trùng… Triệu chứng chủ yếu

Con vật hắt hơi nhiều, chảy nước mũi do dị ứng nên mũi tiết thanh dịch, chảy máu mũi. Trường hợp nặng mũi có thể có mủ lẫn máu.

Điều trị

Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009) [30], cho biết có thể dùng thuốc kháng sinh: amoxicillin.

Tiêm vitamin K để cầm máu.

Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B.complex, vitamin B1, B6, B12 …

2.3.3.2. Bệnh viêm phế quản, phổi

Bệnh đặc trưng là sự rối loạn hô hấp, giảm oxy máu, gây ảnh hưởng tới triệu chứng toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân đa dạng nhưng thường do kế phát bệnh viêm đường hô hấp trên.

Do vi rút: như canine distenpa - adeno vi rút I, II tác động lên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát.

Các loại vi khuẩn thường thấy: Mycobacterium tuberculosis,

Pasteurella, Pseudomonas.

Do nấm: Aspergillus, hoặc do kí sinh trùng xâm nhập phế quản. Do ngoại vật đi vào: cát, bụi …

Triệu chứng chủ yếu

Chó lừ đừ, bỏ ăn, ho ngắn và sâu. Có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nơng, thở thể bụng, phồng mơi để thở. Quan sát thấy chó tím tái, nhất là lúc vận động. Mũi chảy mủ trắng, xanh. Sốt cao.

Điều trị

Để con vật nằm chỗ ấm áp, kín gió, tránh vận động mạnh. Tiêm kháng sinh: amoxicillin, gentamicin, tylosin.

Ho, khó thở tiêm thêm bromhexine.

Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B- complex, vitamin B1, B6, B12.

2.3.4.1. Bệnh ghẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) [13], do các loại kí sinh trùng kí sinh trên da như ghẻ Sarcoptes, ghẻ Demodex… tấn cơng vào gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng lơng, mụn mủ …

Triệu chứng chủ yếu

Rụng lông, viêm da, trên da xuất hiện các nốt đỏ sau đó thành mụn mủ, con vật thường lấy chân gãi do ngứa ngáy khó chịu. Mùi lông bốc ra hôi hám.

Điều trị: ba ngày đầu tiêm kháng sinh chữa triệu chứng: amoxicillin,

dùng dexamethasone tiêu viêm.

Tiêm thuốc trị kí sinh trùng: ivermectin, doramectin. Tiêm tuần một lần, từ 3 tới 5 tuần. Vitamin ADE kích thích mọc lơng.

Tắm rửa bằng nước trắng hoặc nước đun đặc với lá của một số cây chua, chát: lá xoan, lá khế, lá chè xanh. Đặc biệt khơng tắm bằng xà phịng, xà bơng thơng thường.

2.3.4.2. Bệnh giun đũa Ngun nhân

Theo Trịnh Đình Thâu và Phậm Hồng Ngân (2016) [34], bệnh do hai loài giun tròn Toxocara canis thuộc họ Anisakidae và Toxascaris leonina thuộc họ Ascaridae gây nên.

Triệu chứng

Con vật gầy cịm, chậm lớn, thiếu máu ăn kém, nơn mửa, táo bón, sau ỉa chảy. Bụng chướng to, lơng xù. Có khi có triệu chứng giống thần kinh như động kinh hay bệnh dại.

Điều trị

Dùng levamisol: liều 15-20mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn. Hiệu quả tẩy rất cao và an tồn.

2.3.4.2. Một số bệnh kí sinh trùng khác

Theo Tơ Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001) [2], gồm có các bệnh khác như:

Bệnh do giun sán: Phân nát, nhầy, lẫn một ít máu ở cuối bãi phân…

Phòng trị bằng cách tẩy giun định kỳ.

Bệnh kí sinh trùng đường máu:

Triệu chứng:

+ Chảy máu mũi, niêm mạc nhợt nhạt, thở gấp, khó thở, số lượng hồng cầu suy giảm nghiêm trọng.

Điều trị:

+ Tiêm thuốc trị nội kí sinh trùng pentamidine, phenamidine, imidocarb… + Kết hợp truyền nước, truyền máu.

+ Tiêm vitamin C, K để chống chảy máu.

2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động

2.3.5.1. Bệnh Care

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [23], bệnh Care là một trong số các bệnh gây tỷ lệ chết cực cao trên chó, tác hại nặng nhất là trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Do vi rút thuộc nhóm Paramyxo vi rút. Nó xâm nhập qua đường hơ hấp, tiêu hóa và qua da. Đầu tiên khi xâm nhập vào, vi rút nhân lên ở các mô bạch huyết đường hơ hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết của mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu…

Triệu chứng chủ yếu

Bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, phân có máu, màu phân nâu đen hoặc màu cà phê. Viêm đường hô hấp, mũi xanh, mắt có dử, kèm nhèm…

Mụn mủ xuất hiện ở các vùng da mỏng như: da bụng, háng. Lúc đầu viêm đỏ, sau đó hình thành mủ rồi vỡ ra và khơ lại.

Gan bàn chân có thể tăng sinh, dầy lên, cứng và nhám.

Khi nặng lên có các triệu chứng thần kinh như miệng nhai liên tục, cứng hàm, run từng cơn hoặc 2 chân trước giật từng hồi như bơi trong khơng

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú cưng nhung lê thị trấn ba hàng, huyện phổ yên, thành phố thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w