Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc,nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại nguyễn hải an, tân lập, sông lô, vĩnh phúc (Trang 56)

Trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại lợn thịt, em được phân công trực tiếp chăm sóc 1 dãy chuồng lợn thịt 600 con. Hàng ngày, em tiến hành kiểm tra nguồn nước sử dụng làm nước uống cho lợn. Trại dùng vòi nước uống tự động nên việc vệ sinh máng uống không phải làm thường xuyên hàng ngày. Để đảm bảo nguồn nước đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của lợn, hàng ngày cần kiểm tra tốc độ dòng chảy của nguồn nước, để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra, tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ nước làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh tại chuồng lợn, gom phân chuyển phân vào vị trí chứa phân; phun nước rửa chuồng; rửa máng ăn trong trường hợp máng ăn bị ướt hoặc bị nhiễm bẩn, thay nước ở máng tắm cho lợn, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn để phát hiện những bất thường liên quan đến từng cá thể lợn. Kết quả công việc được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

TT Công việc

1 Kiểm tra vòi nước uống

2 Vệ sinh máng ăn

3 Cho lợn ăn hàng ngày

4 Tách lợn ốm để cách ly

* Bài học kinh nghiệm trong công tác theo dõi, chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn, cũng như tiện theo dõi, điều trị cho lợn.

Sáng sớm, chúng em vào chuồng lợn, tiến hành quan sát tổng thể đàn lợn, để phát hiện những bất thường trong đàn. Sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và tiến hành điều trị bệnh cho những lợn bị ốm.

Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng lợn; Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất.

Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Qua bảng 4.4. cho thấy, em đã thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh máng ăn, cho lợn ăn hàng ngày và tách lợn ốm để cách ly, điều trị, kết quả công việc đạt 100% khối lượng công việc được giao.

4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện đúng, nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và điều trị kịp thời.

4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

. Triệu chứng: lợn ho( về đêm và rạng sáng ho nhiều hơn), lông xù, ăn kém , bỏ ăn, khó thở, thở thể bụng, bệnh nặng con vật gầy.

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi (tháng) 06 07 08 09 10 11 Tổng

Qua bảng 4.5.cho thấy, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt trong 3 tháng. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư, em đã phát hiện được 48 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc Tylosine 20%, với liều lượng 1ml/15kg TT/ngày, tiêm bắp. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao đạt 89,6%. Sau khi điều trị bằng phác đồ của trại đưa ra, em đã tiến hành điều trị, thời gian điều trị khỏi trung bình là 5 ngày.Do thời gian phát hiện bệnh trên lợn sớm hay muộn và tình trạng sức khỏe lợn mà hiệu lực điều trị có sự khác nhau giữa các tháng.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tri quả chẩn: L i quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại điều trị có sự khác nhau giữa các tháng.à ện trong bảng 4.ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biê

Kết quả của quá trìnhđiều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi (tháng) 06 07 08 09 10 11 Tổng

được 65 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng 1 phác đồ điều trị: Norflox với liều dùng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp.Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 87,7%. Do thời gian phát hiện bệnh trên lợn sớm hay muộn và tình trạng sức khỏe lợn mà hiệu lực điều trị có sự khác nhau giữa các tháng.

4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôitại trại tại trại

Triệu chứng: Khớp chân sưng ,lợn bị què đi lại khó khăn hoặc không đi được.

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Tháng theo dõi 05 06 07 08 09 10 11 Tổng

Qua bảng 4.7.Cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, em đã phát hiện được 14con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị: Hitamox LA với liều lượng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp.Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 100%.

4.4.1. Xuất lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 4 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Bắt lần lượt lợn lên từng xe.

- Khi bắt phải đuổi lần lượt từ 5 - 6 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi xuất xong phải quét rọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8:Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất 1 2 3 4 5 6 Tổng

Qua bảng 4.8. cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 6 lần xuất lợn với tổng số 1.089 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 128,86 kg/con.

Kết quả sơ bộ hoạch toán chi phí/kg lợn thịt tại trại trong 1 lứa lợn thịt được trình bày tại bảng 4.9

Bảng 4.9. Sơ bộ hoạch toán chi phí/kg lợn thịt tại trại trong 1 lứa lợn thịt

STT Chỉ tiêu

1 Khối lượng TB lợn con nhập

2 Khối lượng TB lợn xuất bán

3 Tổng khối lượng lợn tăng TB/ lứa

4 Tổng khối lượng thức ăn TB/ lứa

5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

6 Chi phí thức ăn/kg lợn tăng

Qua bảng 4.9 cho thấy qua 1 lứa lợn, lợn ăn hết 2,63 kg thức ăn sẽ tăng 1kg thịt. Chi phí thức ăn/kg lợn tăng là 34 190 đồng.

Giá thức ăn của công ty CP (25kg/bao) là:

- 550SF (lợn 5 ngày tuổi – 12kg thể trọng): 432,000 đồng; 1kg 550F= 432,000 : 25 = 17 280 đồng. - 551F (lợn từ 12kg- 25kg): 369,000 đồng; 1kg 551F = 369,000 : 25 = 14 760 đồng. - 552SF (lợn từ 25kg – 40kg): 267,000 đồng; 1kg 552SF = 267,000 : 25 = 10 680 đồng. - 552F (lợn từ40 kg -60kg): 252,000 đồng; 1kg 552F = 252,000 : 25 = 10 080 đồng. - 553F (lợn từ 60kg đến xuất chuồng) 225,000 đồng; 1kg 553F = 225,000 : 25 = 9 000 đồng.

- Trung bình 1kg cám có giá khoảng 13 000 đồng. Lượng thức ăn TB 1 lợn thịt ăn tại trại là:

1 lợn = 5kg 550SF + 25kg 551F + 75kg 552SF+ 50kg 552F + 56kg 553F

4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

-Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi: + Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền, hành lang chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt. + Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt trần. + Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới.

+ Lắp quây úm, bạt um, bóng điện úm chờ lứa mới.

4.5. Nhập lợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợnChuẩn bị chuồng trước giờ nhập lợn và nhập lợn Chuẩn bị chuồng trước giờ nhập lợn và nhập lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 6 lần nhập lợn. Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Chuẩn bị các dụng cụ sau:

+ Chuẩn bi vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

+ Chuẩn bị 2 ván gỗ kích thước 1,2m × 1m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

+ Thắp sẵn bóng úm các ô lơn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

+ Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

+ Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đâu rồi tiến hành san lọc lợn theo đúng kích cỡ.

+ Rắc thức ăn vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

- Đuổi lợn và kiểm lợn từ xe trở lợn từ trại đẻ xuống: + Chọn lợn theo chỉ đạo của kỹ sư.

+ Không chọn lợn non.

+ Không chọn lợn có các vấn đề về viêm rốn. + Không chọn lợn con thể trạng gầy lông xù.

+ Không chọn lơn con chân co biểu hiện đi lại khó khăn. Kết quả thực hiện công việc nhập lợn được trình bày ở bảng 4.9.

Đợt nhập 1 2 3 4 5 6 Tổng

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ sư trong chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt. Những công việc em đã được học và thực hiện như sau: -Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, cho lợn ăn hang ngày, và tách lợn ốm để cách ly đạt 100% khối lượng công việc được giao.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 83 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị Tylosine 20%. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao92,8%.

-Đã chẩn đoán, phát hiện được 56 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng 2 phác đồ điều trị Hitamox LA. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 92,9%.

- Đã chuẩn đoán, phát hiện 17 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng pháp đồ điều trị Hitamox LA. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 100%

- Đã trực tiếp tham gia 6 lần xuất lợn với tổng số 1.089con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 128, 86kg/con.

- Đã trực tiếp tham gia 6 lần nhập lợn với tổng số 1.200 con, khối lượng trung bình của lợn nhập là 6,83kg/con

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế

TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật, tập XVI số 2, Hội thú y Việt Nam.

2. Đặng Hoàng Biên (2016), “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi.

3. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn

E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số (3), tr.65

4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.colitrong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị”,Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biệnpháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn

E.coligây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

8. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis

9. Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của

Escherichia coli, SalmonellaClostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

10. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coliCl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 393 - 405.

11. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản đại học nông nghiệp, Hà Nội

12. Nguyễn Bá Hiên (2001), “Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.

13. Đặng Văn Kỳ (2007), Bệnh liên cầu khuẩn và biện pháp phòng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc,nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại nguyễn hải an, tân lập, sông lô, vĩnh phúc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w