HTX Thủy sản Hồ Núi Cốc
Bảng 4.1: Tỷ lệ cá rô phi mắc và chết tại HTX Thủy sản Hồ Núi Cốc
Tháng điều tra 5 6 7 8 Tính chung
Vào thời điểm đầu mùa hè, đầu năm 2020 thời tiết Thái Nguyên có mưa nhiều, lượng mưa khá lớn nên một bộ phận người sản xuất vào vụ sớm. Ngay từ tháng 5 năm 2020 đã có một lượng nhất định người nuôi bắt đầu vào vụ sản xuất.
Thời điểm HTX bắt đầu vào giống là tháng 5/2020 với 20.000 cá giống. Ở thời điểm này cũng không bắt gặp bất cứ tình trạng bệnh nào xảy ra trên cá nuôi. Sang tháng 6/2020, số cá HTX vào nuôi là 30.000 cá, nâng tổng số cá nuôi tại thời điểm này là 50.000 cá. Tuy nhiên cũng trong tháng này bắt đầu thấy cá bị bệnh, với số lượng cá mắc là 5000 con (trong lồng 1), chiếm tỷ lệ 10%.
Sau thời gian này, ở tháng 7/2020, tổng số cá bị bệnh là 100% tương ứng với toàn bộ 49.800 cá nuôi trong lồng, ở tháng 8/2020, tổng số cá bị bệnh là 100% tương ứng với toàn bộ 49.200 cá nuôi trong lồng. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của nuôi cá lồng, rất khó kiểm soát tình hình dịch bệnh, khi chúng
cùng chung một nguồn nước.
Gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh đồng nghĩa gia tăng tỷ lệ cá chết theo đó ở tháng 6/2020 số lượng cá chết do bị bệnh là 200 cá, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng số cá. Tuy nhiên, sang tháng 7/2020, số lượng cá chết đã là 600 cá, chiếm tỉ lệ 0,35%. Kết quả đến tháng 8/2020 số cá chết giảm mạnh,chết 100 cá chiếm tỉ lệ 0,05%
Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết tại HTX điều tra có thể giải thích là do địa điểm, đặc trưng riêng của từng khu vực. Với HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc là khu vực nuôi của các thành viên trong hợp tác xã là khu vực xa khu dân cư, hoàn toàn có nguồn nước từ suối (nguồn) chảy vào nên nước rất sạch. Mặt khác mật độ nuôi của các hộ này thưa, dao động 0,5 - 1 con/m2, nên tình trạng cá bị bệnh, chết thấp. Các bệnh trên cá rô phi nuôi thường bắt gặp là bệnh xuất huyết do vi khuẩn Sreptococcus, Aeromonas hay bệnh mới bặt gặp thời gian gần đây bởi virut TiLV. Nghiên cứu về sinh thái học của vi khuẩn
Streptococcus agalactiae phân lập từ cá rô phi bị bệnh tại miền Bắc Việt Nam cho thấy vi khuẩn này có thể phát triển tốt ở nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu là 30 - 37°C, phát triển chậm ở nhiệt độ thấp 20 - 25°C. Đây là bằng chứng để khẳng định Streptococcosis là bệnh của cá rô phi vào mùa có nhiệt độ cao. (Evans và cs., 2006 [16]; Pereira và cs., 2010 [29]).
Theo báo cáo của Evans và cs. 2009 [15]; Pereira và cs. 2010 [29] thì
Streptococcus agalactiae được phân lập từ cá rô phi bệnh tại các tỉnh phía Bắc
Việt Nam phát triển tối ưu ở nhiệt độ 37°C, tuy nhiên ở nhiệt độ 20 - 25°C vi khuẩn này vẫn phát triển nhưng chậm. Ở các tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ nước tại khu vực nuôi tương đối cao, đạt ngưỡng 25 - 28°C đặc biệt là ở nước Hồ Núi Cốc, nơi có trữ lượng nước rất lớn, thường nhiệt độ nước ổn định hơn rất nhiều so với các ao. Ở nhiệt độ này vi khuẩn gây bệnh vẫn tác động đến cá rô phi, tuy nhiên tác động là không nhiều. Có thể đây chính là lý do mà cá rô phi nuôi ở các khu vực điều tra bị chết, nhưng ở mức độ thấp (0, 35-0,05%)