Trước khi tiến hành phân lập, giám định vi khuẩn gây bệnh, thực hiện việc kiểm tra để loại bỏ những mẫu cá đã chết. Do cá mang đặc điểm của các đối tượng nuôi thủy sản nói chung và cá rô phi nói riêng là khi cá đã chết thường sẽ thối nát nhanh sẽ rất khó để chẩn đoán và trong giai đoạn này cá sẽ bị nhiều tác nhân cơ hội phát triển nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán sau này. Tất cả các mẫu đều là cá còn sống, được bắt ngẫu nhiên tại ao/lồng nuôi
cá, lựa chọn những cá thể có biểu hiện của cá bị bệnh như bơi lờ đờ, cá sẫm màu, yếu, bơi tách đàn, phân bố gần bờ hoặc gần mép lồng. Kết quả cho thấy 100% các mẫu thu được đều sạch bệnh với các tác nhân là ký sinh trùng và nấm.
Bảng 4.3. Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc Lần Số mẫu lấy kiểm mẫu tra 1 3 2 3 3 2 4 2
Các kết quả phân lập các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh trên cá nuôi tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc được trình bảng tại bảng 4.3. Kết quả cho thấy rằng chủng vi khuẩn Streptococcus sp. tìm thấy ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá (theo khối lượng) tỷ lệ số mẫu cảm nhiễm 33,33 - 100%. Kết quả phân tích
Aeromonas sp. cho thấy có hai giai đoạn cá bị cảm nhiễm, giai đoạn cá còn nhỏ
(< 100 g/con) và giai đoạn cá đạt khối lượng 200 - 300 g/con. Tỷ lệ số mẫu nhiễm vi khuẩn này từ 0 - 50% các mẫu xét nghiệm. Các kết quả phân tích cho thấy ở giai đoạn cá nhỏ (bao gồm cả giai đoạn cá < 100 g/con và giai đoạn 100 - 200g/con) cho thấy cá bị nhiễm virus TiLV, tỷ lệ nhiễm từ 33,33 đến 100% tương ứng với giai đoạn cá có khối lượng 100 - 200 g/con và giai đoạn nhỏ hơn
Các kết quả phân tích tác nhân gây bệnh ở bảng 4.3 cho thấy là mầm bệnh tồn tại tại cơ sở nuôi này luôn sẵn có, mặc dù đây là cơ sở nuôi cá lồng trên Hồ Núi Cốc. Sự lưu thông về nguồn nước trong cùng một khu vực nuôi đã dẫn đến tình trạng bệnh xảy ra trên cả vùng rộng lớn. Mặt khác tại khu vực nuôi này đã xuất hiện virus TiLV, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ cá nhiễm bệnh và tỷ lệ chết của công ty rất cao.