Theo dõi phát hiện lợn ốm

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 48 - 50)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Theo dõi phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận.

Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió bóng điện úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất; bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn lợn, sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh. Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Lợn khỏe thường có các biểu hiện như:

Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

Nhiệt độ trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

Mắt mở to, long lanh, khô giáo, không bị sưng, không có rửa kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không có tía.

Gương mũi ướt, không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.

Chân có thể đi lại bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

Lông mượt, mềm, không rựng đứng, cũng không bị rụng.

Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

Những lợn bị ốm thường có biểu hiện:

Trạng thái chung: Lợn mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc nằm sát tường của ô, đi lại siêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.

Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sánh chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.

Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).

Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được, bếu thức ăn bị thiếu khoáng.

Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả .

Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

Dựa ch ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w