PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
4.1.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn cho ăn, phát hiện những con mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị.
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà.
Bảng 4.1. Chế độ ăn cho gà tại trại
Ngày tuổi Thức ăn Liều lượng thức ăn
(gam /con/ngày)
1 – 54 VH-12S Ăn tự do
55-100 VH-15 Ăn tự do
100 đến xuất bán VH-13 Ăn tự do
Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Do đó thức ăn của Công ty CP công nghệ sinh học Tân Việt đảm bảo đầy đủ về tiêu chuẩn này. Điều này được thể hiện thông qua bảng 4.2.
32
Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà tại cơ sở
Thành phần Đơn vị tính Giai đoạn 1-54 ngày tuổi Giai đoạn 55-100 ngày tuổi Giai đoạn 100 ngày tuổi đến xuất bán Năng lượng
trao đổi (ME) Kcal/kg 3000 3000 3100
Protein thô (CP) % 21,0 16,0 18,0
Ca (Min - Max) % 0,7 – 1,2 0,7 – 1,1 0,7 – 1,2
P (Min) % 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2
Xơ thô (CF) (max) % 4,0 7,0 4,5
Độ ẩm (Max) % 13,0 13,0 13,0
Lysine (min) % 1,1 0,7 0,9
Kháng sinh % 0 0 0
Bảng 4.2 thể hiện chi tiết thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho gà từng giai đoạn nuôi theo quy định của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Tân Việt.
* Các công tác chuẩn bị và quy trình nhập gà giống về trại
- Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất chuồng nuôi gà
Trước khi nhập gà vào nuôi, chuồng nuôi đã được để trống trong khoảng 10 - 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên ngoài và bên trong, dùng vòi nước áp suất cao xịt rửa sạch sẽ nền, mái, tường lưới, bạt cả bên trong lẫn bên ngoài chuồng, sau đó quét lại bằng nước vôi. Quét, hót, dọn sạch hệ thống cống rãnh thoát nước, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng terminator.
Rải trấu làm đệm lót, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, và phơi khô trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chuẩn bị đèn ga, bình
33
ga, đèn úm, cám cho gà từ 1 ngày tuổi. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng nếu thấy cháy hỏng thì phải thay mới ngay, đảm bảo đủ ảnh sáng cho gà khi úm.
Quây bạt kín nơi tiến hành úm gà để giữ nhiệt độ tốt trong những ngày đầu. Bạt có thể nâng lên hoặc hạ xuống để tiện trong việc giữ nhiệt hoặc thoát bớt nhiệt. Dùng khung úm chia ô, quây thành hình vuông diện tích khoảng 16m2 mỗi ô tương ứng với 600 gà con.
- Quy trình chọn con giống
Khi chọn giống phải chọn những con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, tật chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 33 - 36 gram trên một gà
- Quy trình kiểm tra
Khi nhập gà về trại phải kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy kiểm dịch động vật, kiểm tra tình trạng hộp gà còn nguyên vẹn hay không, kiểm tra tình trạng niêm phong của đơn vị cung cấp giống, kiểm tra ngày tháng xuất hàng đóng dấu trên hộp đựng gà, kiểm tra giấy trứng nhận tiêm phòng.
* Quy trình chăm sóc gà theo từng giai đoạn
- Giai đoạn úm gà con: gà từ 1 - 28 ngày
Trước khi nhập gà phải quây úm gà con đủ rộng cho gà có thể thoải mái di chuyển không quá to cũng không quá nhỏ. Thắp bóng đèn úm sưởi, đốt than, đèn ga,… sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 1 tiếng. Khi nhập gà về tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và thả gà vào gần các máng đã đổ nước trước để gà tập uống rồi đổ thức ăn cho gà ăn.
Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm đảm bảo 33 - 350C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của chuồng đạt 23 - 250C.
34
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Theo dõi quan sát tình trạng đàn gà để đánh giá nguồn nhiệt bằng kinh nghiệm và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Hiện tượng gà tập trung đông dưới nguồn nhiệt cho thấy gà bị thiếu nhiệt, phải tăng nhiệt độ lên bằng cách thắp thêm bóng đèn. Hiện tượng gà tản ra xa nguồn nhiệt cho thấy gà bị thừa nhiệt, phải hạ nhiệt bằng cách tắt bớt bóng úm, hạ thấp bạt xuống 1 chút để nhiệt thoát bớt ra ngoài. Gà tản đều là đã đủ nhiệt. Trong giai đoạn này phải thực sự chú ý vì khi thiếu nhiệt gà sẽ tụm vào nhau thường là tập trung ở các góc của quây úm và xảy ra trường hợp trèo lên nhau gây chết đè.
Ở 1 - 3 ngày đầu nhu cầu chiếu sáng của gà con là 24 giờ, 4 - 7 ngày là 16 giờ, 8 - 14 ngày là 12 giờ, 15 - 28 ngày là 8 giờ.
Máng ăn của gà giai đoạn này sử dụng là khay tròn, máng uống là máng đổ nước bằng tay. Một ngày thay máng uống 1 lần cọ rửa sạch phơi khô, 2 ngày thay máng ăn 1 lần cọ rửa phơi khô. Thức ăn giai đoạn này là thúcư ăn dành cho gà từ 1 ngày tuổi, nước uống phải được đun sôi hoặc đã được máy lọc qua.
- Giai đoạn nuôi thịt: 28 ngày tuổi trở lên
Ở giai đoạn này thay khay ăn tròn, máng uống nhỏ bằng máng ăn treo tự đổ và đường nước tự động. Những dụng cụ được thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Các máng ăn máng uống sử dụng trong giai đoạn úm khi mang ra phải đánh rửa sạch sẽ, phơi khô rồi cất vào kho. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo sức khỏe của gà và thời tiết.
Chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này cần thiết cho sự phát triển của gà. Chúng em điều chỉnh chế độ chiếu sáng thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn, cũng như dễ dàng cho việc lấy thức ăn. Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn và chủ yếu là ánh sáng nhân tạo từ đèn chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Tuy
35
nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần giảm đi, vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, và có thể tăng tình trạng cắn mổ. Ở giai đoạn này chủ yếu lấy ánh sáng tự nhiên, phát quang cây cỏ xung quanh trại để tận dụng triệt để ánh sáng mặt trời, đêm không thắp điện ngoài những lúc cho uống thuốc tới ban đêm.