Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn tập CHUYÊN đề lý LUẬN văn học (Trang 30 - 31)

VIII. NHÀ VĂN TÁC PHẨ M BẠN ĐỌC

a. Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia?

ngừng nghỉ. Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia? Nếu mỗi người nghệ sĩ đều bằng lòng với những điều co sẵn? Câu chữ mòn sáo, lời văn đơn điệu, quen nhàm? Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái chết của người nghệ sĩ trong mỗi nhà văn. Bởi “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa co” (Nam Cao)

Khi tìm đến yêu cầu sáng tạo đối với nghệ thuật, đã co người băn khoăn tự hỏi: Văn học cung bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, vậy tại sao không co sự gặp gỡ, trung lặp? Thật vậy, cuộc đời là lạch ngầm nơi dòng sông văn chương bắt nước. Thế nhưng hiện thực ấy được chảy qua bầu cảm xúc mãnh liệt của mỗi nhà thơ, nhà văn.

Mỗi người nghệ sĩ là một tiểu vũ trụ, tác phẩm văn học là sự phản ánh tiểu vũ trụ ấy. Vì vậy, không co những tác phẩm “song sinh” du tâm hồn anh cung đồng điệu, tri kỷ với tâm hồn tôi.

Mặt khác, người đọc tìm đến với văn học noi chung, thơ ca noi riêng để đắm mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Co ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; co ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của anh trở nên vô nghĩa. Bởi “điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng noi riêng của mình”. Yêu cầu về sáng tạo ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật.

Chợt nhớ tới chủ nghĩa đề tài một thuở, nhà văn, nhà thơ hát chung khúc hát, không co giọng điệu riêng, ấn tượng riêng. Chính vì vậy, những tác phẩm ấy nhanh chong ra đi trong cảm nhận của người đọc như một làn gio mỏng manh thoáng qua. Như vậy, mỗi người

nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng noi riêng, âm sắc riêng. No đòi hỏi anh phải miệt mài trên con đường sáng tạo, không ngừng nghỉ, không lui bước. Một âm vang tha thiết, đặc sắc giữa cõi văn chương, ấy là sức sống của anh, là ấn tượng của anh trong lòng người đọc muôn đời.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn tập CHUYÊN đề lý LUẬN văn học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w