Vê tính chất, co thể thấy truyện ngắn co ba dạng chính, bởi chứa đựng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn tập CHUYÊN đề lý LUẬN văn học (Trang 46 - 47)

XII. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.

2.1Vê tính chất, co thể thấy truyện ngắn co ba dạng chính, bởi chứa đựng

ba dạng tình huống truyện căn bản :

- Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đo nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ co thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của no, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đo, no quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất, co thể coi như một màn kịch, một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một trường hợp tiêu biểu).

- Tình huống tâm trạng. Đo là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đo

nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đo trong thế giới tình cảm. Tình huống này

thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của no, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế, no quyết định đến diện mạo của toàn truyện :

truyện ngắn trữ tình. (Truyện ngắn Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu, nhất là

Thạch Lam nghiêng về dạng này)

- Tình huống nhận thức. Đo là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đo nhân vật

được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là :nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của no. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận ( Nhiều truyện ngắn của Nam Cao, và của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này co lẽ nghiêng về kiểu ấy). Cần lưu ý, ở những trường hợp cực đoan, no co thể là truyện ngắn luận đề.

Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng ấy đều ít nhiều co tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đo.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn tập CHUYÊN đề lý LUẬN văn học (Trang 46 - 47)