3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên
1.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những ảnh hưởng đến thương mạ
thương mại điện tử
1.1.4.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước và sự phát triển của hệ thống đường sắt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự ra đời của điện năng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ và sắt thép. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đánh dấu sự ra đời của hoạt động lắp ráp theo dây chuyền. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu bằng sự phát triển của chất bán dẫn, máy vi tính và Internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên thông tin.
Hiện nay, trên thế giới đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và được di động hóa; các cảm biến điện tử ngày càng nhỏ hơn, giá thành rẻ hơn nhưng hiệu suất lại lớn hơn; trí thông minh nhân tạo và máy học ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh
vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.40
1.1.4.2. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thương mại điện tử
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực chính là công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big data) đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến thương mại điện tử. Có thể kể đến những thay đổi điển hình của thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư như sau:
- Thay đổi tính chất của website: Trước đây, hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông qua website tĩnh có nghĩa là những người tiêu dùng khác nhau khi truy cập vào webisite của doanh nghiệp sẽ nhận được những nội dung tương tự nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, để thu hút khách hàng thì các doanh nghiệp thương mại điện tử phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí để tìm hiểu nhu cầu, sở thích của khách hàng sau đó sẽ tổ chức thiết kế trang web của doanh nghiệp mình. Mặc dù phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí nhưng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả cao vì nắm bắt nhu cầu, sở thích của khách hàng là một việc hết sức phức tạp và khó khăn. Mặt khác, các khách hàng khác nhau (thậm chí là các khách hàng cùng trong cùng một tập khách hàng) thì sở thích và nhu cầu cũng khác nhau. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng trang web động trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trang web động là các trang web căn cứ vào những gì mà khách hàng truy cập hoặc tìm kiếm, thông qua trí tuệ nhân tạo và phân tích dự đoán để cung cấp cho khách hàng những nội dung phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình. Việc sử dụng trang web động đã giúp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử giảm rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường và thiết kế trang web nhưng đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn, tăng tính tương tác của
40https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816338/view_content (Truy cập ngày 07/10/2021).
khách hàng với doanh nghiệp. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch thương mại điện tử thông qua trang web.
- Giao dịch thương mại điện tử thông qua mạng xã hội: Trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay cùng với việc các mạng xã hội này đã tiến hành cung cấp một số nền tảng cho hoạt động thương mại điện tử đã thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc gia tăng nhanh chóng số lượng người sử dụng mạng xã hội cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động này. Về vấn đề này, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Lượng người dùng mạng xã hội thường xuyên (active social media user) ở Việt Nam tính đến tháng 01/2020 là 65 triệu người, chiếm 67% tổng dân số. Số lượng này tăng thêm 5,7 triệu người dùng (tức 9,6%) so với thời điểm tháng 01/2019. Không những thế, người dùng mạng xã hội cũng hoạt động khá tích cực. Theo đó, thời gian trung bình một người dùng ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội là 2 giờ 22 phút và 89% người sử dụng Internet có tham gia hoặc đóng góp vào mạng xã hội trong thời gian một tháng gần nhất. Các nền tảng mạng xã hội hàng đầu ở Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo với số người dùng Internet sử dụng tương ứng là 98%, 89% và 74%. Ngoài ra, Instagram, Tiktok, Pinterest cũng đang thu hút nhiều người sử dụng, đặc biệt phổ biến hơn với thế hệ Z (nhóm sinh từ khoảng 1997 - 2010). Mạng xã hội cũng đóng vai trò khá quan trọng với công việc khi 58% người dùng Internet cho biết họ sử dụng cho mục đích công việc41. Xu hướng hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội ngày càng tăng cũng đòi hỏi pháp luật thương mại điện tử có các quy định phù hợp với xu thế này để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể đồng thời thúc đầy hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển.
- Thanh toán di động: Khi điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động (ví điện tử, mobile banking..) ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì thanh toán di động cũng được coi là xu
41 VCCI (2021), Báo cáo nghiên cứu Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý.
thế tất yếu trong thương mại điện tử. Ở Việt Nam, Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng; 123,1% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng; 181,5% về giá trị42. Xu thế thanh toán di động còn được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai khi các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động ngày càng an toàn hơn, dễ sử dụng hơn. Bên cạnh đó, việc các mạng xã hội có tích hợp các dịch vụ thanh toán di động cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy xu hướng này. Bên cạnh tính tiện ích và thuận lợi thì thanh toán di động cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch.