33Tác giả tham quan tầng lầu công trình kiến trúc phía Tây bắc

Một phần của tài liệu HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI NĂM 2013 - GIẢI NHẤT (Trang 33 - 36)

Tác giả tham quan tầng lầu công trình kiến trúc phía Tây bắc

Trên tầng lầu, tất cả bốn phòng đều rất rộng rãi, nhiều cửa sổ cao, theo kiểu lá sách nên thoáng mát.Trần được đổ bê tông kết hợp với gạch thẻ tạo hình vòm. Nền lát gạch tàu hình lục giác. Hệ thống tường bao xây bằng gạch thẻ, tô vôi vữa.

Đáng chú ý là khu vực tiền sảnh phía cuối hành lang, bên tay phải. Đây là một không gian mở, có hệ thống cửa sổ lớn, đón ánh sáng từ ngoài vào rất thuận tiện. Ở giữa có một cầu thang bằng gỗ, dẫn lối lên tầng áp mái. Phía bên trái tiền sảnh là lối đi ra phía sau các phòng, đó là khi vực nhà vệ sinh và khu vực bếp.

34

Đến khu vực Tiền sảnh, tôi đứng nhìn thật lâu và thật kỹ vào phần dôi ra khu vực tiền sảnh. Bởi lẽ, tôi đã được đến tham quan và tìm hiểu nhiều về các công trình kiến trúc của Pháp như nhà Tây núi thị (Nhà chủ công ty cao su SIHP) di tích đã được xếp hạng, hay các nhà biệt thự pháp ở Đà Lạt … nhưng đến Thành Biên Hòa, kiến trúc ấy đã thay đổi đi một chút.

Di tích nhà Tây núi Thị

(Công trình kiến trúc Pháp thuộc thị xã Long Khánh)

Đó là phần dôi ra của khu vực tiền sảnh. Tôi lấy làm tò mò và rất may mắn cho tôi khi những thắc mắc của tôi đã được giải đáp vào năm 2012. Khi đó, tôi rất vinh dự được giới thiệu đôi nét về di tích Thành Biên Hòa cho ông Fabrice Mauries - Tổng lãnh sự quán Pháp.

35

Tổng lãnh sự quán Pháp - Fabrice Mauries tham quan di tích năm 2012

Ông ấy đã giải thích cho tôi được biết phần dôi ra tại vị trí tiền sảnh của di tích Thành Biên Hòa không phải là lối kiến trúc truyền thống của Pháp mà có lẽ xuất phát từ công năng sử dụng của một bộ phận khi về tiếp quản di tích này nhằm mở rộng thêm diện tích của tòa nhà và tạo sự thông thoáng.

Đứng tại vị trí này, tôi có thể nhìn bao quát ra cả một không gian rộng lớn, cảm thấy lòng mình lắng dịu lại. Từng cơn gió mát rượi khẽ lướt qua nhẹ nhàng, một không gian yên tĩnh đến lạ lùng, lắng tai nghe tiếng chim hót, tiếng lá bàng khẽ rơi để biết rằng tôi đang được tận hưởng cảm giác bình yên ngay chính trên mảnh đất xưa kia cha ông ta, thế hệ tiền nhân đã dày công vun đắp, đấu tranh để gìn giữ. Lòng thầm biết ơn và nghĩ đến trách nhiệm của bản thân trên bước đường phía trước.

Một phần của tài liệu HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI NĂM 2013 - GIẢI NHẤT (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)