Tầng áp mái (kiến trúc phía Tây bắc)
Bước lên cầu thang bằng gỗ, chúng tôi tiến lên tầng áp mái. Nơi đây không có phòng, chỉ có những vòng tường hình cung được xây bằng gạch thẻ, tô vôi vữa có tác dụng nâng đỡ phần mái của ngôi biệt thự. Mái bao gồm xương mái (dàn mái) và ngói lợp, các cửa lên mái và các cấu trúc xuyên mái (cửa lấy gió, tum, ống thu nước, ống khói).
37
Dàn mái gồm các thanh xà gồ bằng thép hình, xếp dọc mái bằng cách gác lên đỉnh tường tam giác - vách ngăn gian; bên trên các xà gồ là các thanh cầu phong bằng gỗ - chỗ để ngói dựa và cố định bằng mấu (ngói móc). Hai ống thông gió cao vút, hứng lấy bầu không khí trong lành của đất trời vào trong khu biệt thự. Và đây cũng là điểm riêng trong kiến trúc Pháp.
Hạng mục tiếp theo trong khu di tích là công trình kiến trúc phía đông. Đây cũng là công trình kiến trúc kiểu Pháp, có diện tích khoảng 200m2
, gồm một trệt và một lầu, dùng làm nơi ở và làm việc của các sĩ quan Pháp lúc bấy giờ.
Công trình kiến trúc phía Đông
Tầng trệt có diện tích 100m2, gồm có hai phòng liền kề nhau. Trần mái được xây bằng gạch thẻ dạng vòm, tô vôi vữa, quét vôi màu trắng. Nền lát gạch
38
tàu hình vuông, kích thước (30cm x 30cm). Tường cao 3,8m, xây bằng gạch thẻ, tô vôi vữa, quét vôi màu vàng. Hành lang rộng 1m, nền lát gạch tàu, có hai bậc tam cấp xây bằng gạch dẫn lối lên hành lang và vào hai phòng ở tầng trệt.
Tầng lầu có diện tích khoảng 100m2 gồm có hai phòng và một phòng vệ sinh ở góc bên phải. Trần mái được xây bằng gạch thẻ dạng vòm, tô vôi vữa, quét vôi màu trắng. Nền lát gạch tàu hình vuông, kích thước (30cm x 30cm). Tường cao 4,2m, xây bằng gạch thẻ, tô vôi vữa, quét vôi màu vàng.
Trải qua thời gian dài tồn tại, nhiều lần đổi chủ, hiện tại, tất cả đồ trang trí nội thất trong thành đều đã mất, vẫn chưa tìm thấy tư liệu nào mô tả về cách bố trí, sắp xếp các di vật, cổ vật, đồ dùng sinh hoạt trong Thành Biên Hòa.
Tôi quay trở lại suy nghĩ xuất phát điểm của dân tộc Việt Nam khi xây dựng nên thành Biên Hòa là dùng làm nơi phòng thủ, trấn giữ bờ cõi phía Nam. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của lịch sử, Thành Biên Hòa đã trở thành nơi minh chứng cho lịch sử hào hùng của con người vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai trong suốt chặng đường hình thành và phát triển.
Mở đầu là cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các bộ tộc trong Vương quốc Phù Nam, Chân Lạp, Chămpa. Đặc biệt, cuộc chiến tranh giữa hai vương quốc Chân Lạp rồi Chămpa kéo dài hàng thế kỷ mà Đồng Nai là vùng đệm trên đường chinh chiến của hai vương quốc đó trong giai đoạn từ thế kỷ I đến thế kỷ XV sau Công nguyên.
Tiếp đến là cuộc chiến của triều đình nhà Nguyễn và nghĩa quân Tây Sơn trong thời kỳ khai phá, mở mang, chinh phục vùng đất Đàng Trong. Cuộc chiến của quan quân triều Nguyễn cùng với nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Khi thực dân Pháp xâm lược chiếm đóng thành Biên, chúng đã biến nơi đây thành nơi đóng quân, huấn luyện… Cứ vào khoảng 5h sáng, lính trong thành dùng kèn báo thức binh lính nên tên gọi thành kèn cũng có từ đó. Những người
39
dân sống xung quanh thành cũng như toàn thể nhân dân Biên Hòa không thể quen nổi với tiếng kèn báo thức inh ỏi của bọn quân quân lược. Ngoài kia, bao đồng bào, chiến sĩ ta đang sống trong cảnh lầm than bởi sự chèn ép của bọn thực dân xâm lược. Nay chúng ngang nhiên chiếm đóng thành trì của dân tộc. Và một lần nữa, truyền thống Việt Nam, tinh thần, sức mạnh Việt Nam lại vượt lên hơn bao giờ hết. Có lẽ sẽ không thể dứt và không bao giờ dứt nếu như chưa đuổi được bọn thực dân xâm lược.
Cũng từ đây, lịch sử của tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai ngày nay) được viết tiếp nên bởi những trận đấu tranh anh dũng, kiên cường của toàn quân, toàn dân lúc bấy giờ; một trận đấu không cân sức giữa một bên chỉ có ý chí và nghị lực, vũ khí vô cùng thô sơ với một bên được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân. Nhưng lịch sử cũng sẽ không quên ghi cái tinh thần quật cường và ý chí chiến đấu mãnh liệt của toàn thể nhân dân Biên Hòa, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Đó là sựkiện thực dân Pháp đánh chiếm Thành Biên Hòa năm 1861.
40
Đầu năm 1861, đồn Chí Hòa thất thủ, Thống đốc quân vụ Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, Tán lý Nguyễn Duy tử trận, quân triều đình rút về Biên Hòa đóng ở Dốc Sỏi. Trước tình hình này, triều đình liền cử khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi vào Nam thống suất binh lực và toàn quyền trù hoạch việc kháng chiến. Vốn e sợ sức mạnh của thực dân Pháp, mang tư tưởng chủ hòa dù không có lệnh của vua, Nguyễn Bá Nghi khi đến quân thứ, đã cử người liên lạc với soái phủ Sài Gòn để bàn chuyện ký hòa ước, chủ trương nghị hòa, báo hiệu bước đầu hàng của triều đình về sau. Thừa cơ đó quân Pháp lấn chiếm Trảng Bàng, Tây Ninh và Định Tường.
Ngày 13/12/1861, Bonard gởi tối hậu thư cho khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đòi quân triều đình triệt thoái các pháo đài, vật cản trên sông Đồng Nai. Chưa nhận được trả lời thì sáng sớm ngày 14/12/1861, Bonard đã ra lệnh tiến quân theo bốn ngã. Cánh thứ nhất do trung tá tiểu đoàn trưởng Comte chỉ huy gồm: hai đại đội khinh binh, 100 lính Tây Ban Nha, 4 khẩu pháo tiến vào rạch Gò Công Trao Trảo rồi tiến về lũy Mỹ Hòa. Cánh thứ hai do đại tá Domenech Diego chỉ huy gồm 100 lính Tây Ban Nha, 1 đại đội lính thủy đánh bộ từ Sài Gòn lên Mỹ Hòa. Cánh thứ 3 do đại tá thủy quân Lebris chỉ huy gồm 2 đại đội lính thủy theo sông Đồng Nai bắn phá các đồn, vật cản trên sông sau đó cùng đổ bộ lên Mỹ Hòa. Và cánh quân thứ 4 do đại tá Harel chỉ huy tàu Renommec, theo sau có các xuồng đi ngược Rạch Chiếc ở phía Nam Gò Công Trao Trảo phá các vật cản trên rạch Gò Công rồi hội quân ở Mỹ Hòa.
Cuộc chiến xảy ra rất ác liệt, quân đội triều đình đánh trả quyết liệt, tàu Aiarme bị trúng 54 phát thần công gãy cột buồm. Song do tương quan lực lượng cũng như vũ khí trang bị giữa ta và địch quá lớn, quân Triều đình bỏ lũy Mỹ Hòa rút chạy để bảo toàn lực lượng.
Sáng ngày 17/12/1861, Chuẩn đô đốc Bonard - Chỉ huy trận đánh từ trên tàu hộ tống Ondine ra lệnh cho quân Pháp hành quân theo sông Đồng Nai, dàn trận áp sát bờ. Đại bác từ các chiến hạm trên sông Đồng Nai đồng loạt nã đạn
41
vào Thành Biên Hòa, nhưng quân triều đình và nghĩa quân Biên Hòa đã anh dũng đánh trả quyết liệt để giữ thành.
Sau ba đợt tấn công liên tiếp của Pháp, nhiều nơi trong Thành Biên Hòa bị bốc cháy. Biết không giữ được thành, ngay trong đêm 17/12, khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đã ra lệnh cho quân đội rút khỏi Thành Biên Hòa để bảo toàn lực lượng.
Quân Pháp thu được 48 khẩu đại bác, một kho gỗ quý và 14 chiếc thuyền trong đó có 10 chiếc có trọng tải 200 tấn và chiếm được một tòa thành. Mặc dù tổn hại, song liên quân Pháp - Tây Ban Nha vẫn có thể thiết lập ngay một đồn binh và một bệnh xá 100 giường trên một địa bàn tuyệt vời, không hề có đầm lầy1.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, quân Pháp đã đạt được một số kết quả như Bonard đã báo cáo về Pháp: “phá hủy hoàn toàn và đánh tan doanh trại Mỹ Hòa, cách Sài Gòn 3 dặm, chiếm ba pháo đài, làm nổ tung cái thứ tư, quân đội Tự Đức triệt thoái hoàn toàn khỏi Biên Hòa, họ sợ bị cắt đứt con đường ra Huế trốn chạy hỗn loạn qua vùng núi non, bỏ lại tất cả các đồn lũy, đốt hết các kho tàng”.
Sau khi chiếm được Thành Biên Hòa, nhận rõ tầm quan trọng của Thành Biên Hòa đối với các tỉnh lân cận nói chung và tỉnh Biên Hòa nói riêng; thực dân Pháp đã bắt tay vào việc tu bổ, thu hẹp phạm vi của thành, xây dựng các cơ sở bên trong và ngoài thành (nhà ở, doanh trại, bãi tập, bãi bắn, nhà thương…), bố trí các sĩ quan cấp cao của lực lượng quân đội vào để trấn giữ bảo vệ Thành Biên Hòa; đồng thời chỉ huy, ngăn chặn, đàn áp các cuộc nổi dậy của lực lượng nghĩa quân. Ngoài ra, chúng còn cho xây dựng các đồn lũy ở huyện Long Thành, Bảo Chánh để ngăn chặn sự xâm nhập của quân Triều đình từ Trung kỳ vào, tiến hành đặt hệ thống viễn thông trao đổi tin tức, bổ nhiệm Diego vào chức