ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN

Một phần của tài liệu LAOCAI_Phan1 (Trang 32 - 33)

Nhìn chung tỉnh Lào Cai có địa hình núi cao, phân cắt mạnh nên mạng lưới sông suối khá phát triển, với mật độ như thống kê trong Bảng 11.

Tỉnh Lào Cai đó có hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Chảy, với hướng chảy chung từ TB đến ĐN, và trùng với các đứt gãy sâu phân đới.

Đây là các hệ thống sông có lưu lượng nước rất lớn đặc biệt là vào mùa mưa. Ngoài ra còn có nhiều hồ chứa nước với quy mô từ nhỏđến trung bình.

Bảng 11. Thống kê diện tích phân bố các cấp mật độ sông suối trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Mật độ (sông/suối) (km/km2) Diện tích phân bố (km2) Tỷ lệ diện tích phân bố ( %)

<0.5 3.000 47,19 0.5-1 955 15,02 1-1.5 1.133 17,83 1.5-2.5 1.008 15,86 >2.5 260 4,09 Tổng 100 I.5.1. Hệ thống Sông Hồng

Phân bố dọc theo đứt gãy sâu phân đới Sông Hồng, bắt nguồn từ Trung Quốc và nhập vào cùng hệ thống sông Lô và sông Đà tại Phú Thọ. Đoạn nằm trong tỉnh Lào Cai thường uốn khúc quanh co và lắm thác ghềnh, với lưu lượng và mực nước có sự thay đổi lớn giữa 2 mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Bờ sông thoải, được cấu tạo bởi các đá trầm tích Proterozoi và Neogen. Mực nước chênh nhau nhiều giữa mùa mưa và mùa cạn (Bảng 12).

Bảng 12: Mực nước sông Hồng quan trắc tại trạm thủy văn Tuần Quán thay đổi qua các năm từ 1996 đến 2000.

Loại số liệu 1996 1997 1998 1999 Mực nước sông Hồng qua các năm (cm) 2000

Bình quân cả năm 2.606 2.594 2.550 2.595 2.697,5

Mực nước cao nhất 3.114 3.018 2.918 2.971 2.874

48

Các suối nhánh chính của sông Hồng, thường chảy gần thẳng góc với sông Hồng, từ bắc xuống nam gồm có: Ngòi Đum, Ngòi Bo, sông Nậm Chăn, Ngòi Hút, Ngòi Thia,.... Tất cả các suối này và nhánh của chúng đều bắt nguồn từ dãy núi cao, sườn dốc, đá cứng nên dòng suối sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh và có vách dốc.

Hiện tượng đào sâu xâm thực giật lùi đang diễn ra mạnh mẽ, thể hiện sự

trẻ trung của các dòng suối và địa hình đang được nâng lên. Dọc theo hệ thống sông Hồng thường xảy ra hiện tượng xói lởđường bờ và lũ quét.

Một phần của tài liệu LAOCAI_Phan1 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)