I.6.1. Thảm phủ
Vùng điều tra có thảm thực vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, nhưng cũng rất thay đổi theo độ cao địa hình, lớp thổ nhưỡng cũng như tác động của con người. Ở miền núi cao và trung bình có các kiểu thảm thực vật như rừng nhiệt đới nóng ẩm xanh quanh năm, rừng nhiệt đới nóng ẩm rụng lá theo mùa với các loại cây gỗ to, tre nứa, rừng nhiệt đới khô. Các vùng núi thấp và đồi có cây bụi và trảng cỏ, các rừng tái sinh và rừng trồng. Thảm thực vật phân bố
trong khu vực điều tra tỉnh Lào Cai có thể phân chia thành các kiểu như sau:
I.6.1.1. Kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên
- Kiểu thảm rừng tự nhiên có cấu trúc ổn định: Kiểu thảm rừng tự nhiên bao gồm rừng xanh lá rộng với các loài ưu thế thuộc cây họđậu, bồ hòn, xoan,... và rừng thường xanh thuộc họ tre nứa, vầu,... Loại rừng này có độ che phủ từ
90% đến 100%. Chiếm khoảng 20% diện tích toàn vùng. Do có sự phân hóa khí hậu theo chiều cao mà rừng thường xanh được phân chia thành hai loại:
49
Hình 8. Sơđồ phân bố mạng lưới thủy văn chính khu vực tỉnh Lào Cai.
+ Rừng thường xanh trên các vùng núi thấp <700 m: chiếm diện tích rất hẹp và ít phổ biến ở những vùng thấp, nhưng cũng ở trên các sườn dốc hoặc các bề mặt đỉnh, gần khu dân cư, đường giao thông, đang bị khai thác ngày một
nhiều. Thuộc loại có độ che phủ tự nhiên cao, thực vật dày. + Rừng thường xanh trên các núi cao trung bình và cao >700 m: phân bố
rải rác với diện phân bố không lớn lắm trên các sườn dốc hoặc các bề mặt đường chia nước của các dải núi cao. Vẫn còn bảo tồn dược độ che phủ tự nhiên cao, thực vật dày.
- Kiểu thảm rừng tự nhiên có cấu trúc chưa ổn định: Đây là kiểu thảm rừng có cấu trúc bị phá vỡ, rừng có tầng cây gỗ và cây bụi. Độ che phủ của rừng và các loài thực vật khác từ 60% đến 80%. Phân bố với diện tích không lớn, diện phân bố hẹp trên các sườn hơi dốc hoặc trên bề mặt các đường chia nước. Thảm thực vật dày.
50
thân đốt và cây bụi. Có độ che phủ từ 40% đến 60%. Diện phân bố rất rộng lớn và chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu. Thảm thực vật thưa, độ che phủ
thấp.
- Cây bụi trên núi đá: Đây là kiểu thảm thực vật cây bụi và cây gỗ trên núi đá. Mức độ phòng hộ không đáng kể. Diện phân bố hẹp, chiếm diện tích nhỏ
chủ yếu trên các núi đá, có độ che phủ thấp, thảm thực vật thưa. Chiếm khoảng 10% diện tích toàn vùng.
- Trảng cỏ: Đây là kiểu thảm thực vật cỏ tranh, cỏ lào, cỏ chi,... là chủ
yếu, có độ che phủ từ 30% đến 50%. Đây chính là đối tượng để trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc của vùng. Cũng được phân bố ở các độ cao khác nhau, diện phân bố rộng, rải rác trong vùng nghiên cứu trên các sườn núi cao trung bình. Thực vật thưa. Diện tích cây bụi và trảng cỏ chiếm khoảng 30% diện tích toàn vùng.
I.6.1.2. Kiểu thảm thực vật nhân tạo
- Rừng trồng: Thường phân bố từđộ cao <1500 m trở xuống, phân bố trên các sườn núi hơi dốc. Diện phân bố hẹp và chiếm diện tích không nhiều trong vùng (khoảng 5% diện tích toàn vùng).
- Cây công nghiệp và cây ăn quả: Bao gồm cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả. Thường được trồng ở những sườn núi thấp và trung bình, có độ dốc trung bình. Diện phân bố không lớn và rải rác trong vùng, gần khu dân cư, đường giao thông. Chiếm khoảng 10% diện tích vùng nghiên cứu.
- Cây nông nghiệp: Bao gồm lúa, hoa màu, đồng cỏ, nương rẫy và các loại cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm khác. Chủ yếu phân bốở gần khu dân cư, đường giao thông, địa hình trũng, bằng phẳng (các trầm tích Đệ tứ), hoặc hơi nghiêng (chân sườn thoải, hoặc các bề mặt bằng phẳng). Diện phân bố
không lớn, chiếm khoảng 10-15% diện tích toàn vùng.