và Thanh Chương
Kết quả xử lý tài liệu hiện có và kết quả điều tra khảo sát thực địa thấy đặc điểm vỏ phong hóa trên diện tích điều tra như sau:
+ Vỏ phong hóa phát triển trên các thành tạo trầm tích biến chất hạt mịn của hệ tầng Bù Khạng, Sông Cả (O3-S1sc),Huổi Nhị (S2-D1hn), Huổi Lôi (D1-2hl), Nậm Tầm (D1- 2nt)(thuộc kiểu vỏ Sialit - SiAl): là vỏ phong hóa phổ biến nhất trong vùng nghiên cứu với tổng diện tích khoảng 4.300 km2. Vỏ phong hóa kiểu này thường có mặt đầy đủ các đới phong hóa: hoàn toàn, mạnh, trung bình, yếu. Chiều dày đới phong hóa hoàn toàn - mạnh phổ biến từ 2-15 m; đới phong hóa trung bình dày 1-5 m và đới phong hóa yếu từ 0,5-3 m. Vật liệu phong hóa là vụn, tàn dư đá gốc, lẫn sét, cát; đá mềm bở, khá ổn định khi khô nhưng dễ bị nhão nhoét thành bùn khi ngấm nước. Tổ hợp khoáng vật đặc trưng cho kiểu VPH này là kaolinit - hydromica, thành phần chủ yếu các loại sét sáng màu. Hiện tượng trượt đất thường gặp trên kiểu VPH này liên quan đến đới phong hóa hoàn toàn - mạnh. Trong kiểu VPH này có 310 vị trí trượt lở.
+ Vỏ phong hóa phát triển trên các đá trầm tích lục nguyên vụn thô hệ tầng Quy Lăng, Đồng Đỏ và Mường Hinh, Đồng Trầu (T2ađt), Khe Bố (Nkb) (kiểu vỏ ferosilalit -FeSiAl):
có tổng diện tích 2.600 km2. Các mặt cắt phong hóa thường gặp đới phong hóa hoàn toàn - mạnh có chiều dày 2-7 m nằm trên đá gốc phong hóa yếu. Vật liệu phong hóa là cát lẫn sạn, sét và vụn đá gốc, cấu tạo rời rạc, ngấm nước mạnh, dễ trượt lở. Thành phần khoáng vật chính đặc trưng cho kiểu vỏ này là Kaolinit-geothit-hydromica và monmorinonit. Biểu hiện trượt lở trong kiểu VPH này có 280 vị trí.
+ Vỏ phong hóa thành tạo trên các đá granodiorit - granit của phức hệ xâm nhập Trường Sơn (aC1ts)(, Sông Mã (T2-3sm), Phia Bioc (T3npb)(thuộc kiểu vỏ sialit axit - Si2Al): có tổng diện tích 600 km2. Mức độ phong hóa trên loại đá này mạnh, nhiều nơi rất mạnh, vỏ phong hóa thường có mặt đầy đủ các đới. Thành phần vỏ phong hóa là sét, cát với tổ hợp khoáng vật đặc trưng là sét - kaolinit - hydromica, cấu tạo mềm bở, gắn kết yếu, dễ bóp vụn bằng tay. Chiều dày vỏ phong hóa từ 2-20 m, nhiều nơi chiều dày >20 m như dọc đường ô tô Nậm Càn - Na Ngoi. Trong VPH loại này có 72 điểm trượt lở.
+ Vỏ phong hóa phát triển trên các đá trầm tích cacbonat của hệ tầng Nậm Cắn (D2g-
D3frnk), Khánh Thành (D3-C1kt), La Khê (C1lk), Bắc Sơn (C-Pbs)(kiểu Terarossa): Kiểu vỏ phong hóa này có thành phần chủ yếu là sét lẫn mùn phong hóa từ đá carbonat, có tổng diện tích khoảng 780 km2, nằm ở ĐB-TN diện tích nghiên cứu. Hiện tượng TBĐC trên diện phân bố kiểu vỏ này là sụt lún đất do các hố, phễu karst, trượt lở (đổ, rơi). Vỏ
phong hoá có chiều dày từ 0 m đến 6 m, số điểm quan sát chiều dày 118 điểm, số điểm trượt lở: 46 điểm.
Đặc điểm phong hóa: Các thành tạo trầm tích trong vùng nhìn chung có mức độ phong
hóa mạnh - trung bình. Theo kết quả xử lý sơ bộ số liệu về chiều dày vỏ phong hóa, diện phân bố vỏ phong hóa theo chiều dày và số vị trí trượt lở trong mỗi loại được thống kê như Bảng 5.
Bảng 5: Thống kê diện tích phân bố vỏ phong hóa theo chiều dày và số lượng các vị trí trượt lở đất đá trên mỗi loại bề dày.
TT Chiều dày VPH (m) Diện tích (km2) Số vị trí trượt lở
1 >10 378 43
2 5-10 1.525 139
3 2-5 3.695 396
4 0-2 2.902 183
Tổng 8.500 761