Hoàn thiện pháp luật về thông điệp dữ liệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 152 - 153)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thông điệp dữ liệu

- Thứ nhất, ban hành các quy định của pháp luật về thông điệp dữ liệu an toàn, tin cậy.

Bên cạnh việc pháp luật thừa nhận thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ thì pháp luật Việt Nam cũng có quy định giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu phụ thuộc vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ, truyền gửi; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố khác. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì pháp luật Việt Nam cần có quy định cụ thể về tiêu chí để đánh giá về độ an toàn, tin cậy để xác định giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu. Ngoài ra, cũng cần có quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá độ an toàn, tin cậy của thông điệp dữ liệu nhằm tạo ra cơ sở pháp lý giải quyết tính huống nếu có sự mâu thuẫn giữa thông điệp dữ liệu và chứng cứ truyền thống. Tuy nhiên để tạo sự ổn định đối với các quy định pháp luật trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin thì luật chỉ cần quy định các vấn đề mạng tính nguyên tắc chung còn các quy định cụ thể mang tính kỹ thuật thì nên được quy định ở các văn bản dưới luật.

- Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm của người tạo và người gửi thông điệp dữ liệu.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người khởi tạo thông điệp dữ liệu là người tạo ra thông điệp dữ liệu hoặc người gửi thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu được lưu trữ. Quy định này của pháp luật bên cạnh ưu điểm là có tính khái quát thì cũng làm phát sinh rủi ro đối với vấn đề xác định trách nhiệm giữa người tạo và người gửi thông điệp dữ liệu. Về góc độ kỹ thuật, bằng mắt thường không phải lúc nào người gửi thông điệp dữ liệu cũng có thể kiểm soát được toàn bộ nội dung của thông dữ liệu đó mà nhiều trường hợp để có thể biết được toàn bộ nội dung của thông điệp dữ liệu cần có các phần mềm hoặc thao tác kỹ thuật nhất định. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có quy định cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của các bên chủ thể trong trường hợp người tạo ra thông điệp dữ liệu về mặt thực tế và người

gửi thông điệp dữ liệu (người khởi tạo thông điệp dữ liệu xét về mặt pháp lý) là hai chủ thể khác nhau.

- Thứ ba, bổ sung quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến số hóa tài liệu.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức tiến hành số hóa tài liệu, có nghĩa là chuyển các thông tin trên các chất liệu khác nhau thành thành tệp (file) trong máy tính. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Chính vì vậy, các tài liệu sau khi được số hóa cũng có thể coi là một thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chưa có sự quy định rõ ràng đối với loại thông điệp dữ liệu này. Chính vì vậy, để ổn định các quan hệ xã hội trong các giao dịch thương mại điện tử cũng như đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn thì pháp luật Việt Nam cần có các quy định liên quan đến thông điệp được tạo ra thông qua quá trình số hóa như: chủ thể được thực hiện số hóa; phương thức chuyển đổi, công nghệ sử dụng trong quá trình số hóa; các điều kiện mà thông điệp dữ liệu được tạo ra thông qua quá trình số hóa phải đáp ứng được; giá trị pháp lý của các thông điệp được tạo ra thông qua quá trình số hóa trong mối tương quan với bản gốc...

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w