chế huy động các nguồn lực xã hội trong BVMT; từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của TCXH trong BVMT.
Quyền của các cá nhân và TCXH trong BVMT là quyền tiếp cận thông tin về môi trường; quyền tiếp cận luật, các văn bản dưới luật, các cơ chế, chính sách do Nhà nước, Trung ương và địa phương ban hành; quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ. Các cá nhân và TCXH có trách nhiệm: tự nguyện, tự giác, xung phong, tình nguyện tham gia vào các hoạt động truyền thông, vận động xã hội, phong trào BVMT.
Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm về BVMT cho cộng đồng và toàn xã hội. Đặc biệt, cần khuyến khích các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động theo dõi, phát hiện, tố giác sai phạm về pháp luật BVMT, cũng như quá trình thực thi, giám sát chính sách và thực hành quyền môi trường.
Tăng cường sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sự phối hợp trong nội bộ các TCXH; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ
giữa cơ quan quản lý nhà nước với các TCXH, tổ chức phi chính phủ trong hoạt động tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia BVMT, giám sát thực thi pháp luậtn
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, triển khai mô hình, hoạt động quản lý CTN và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường: Xây dựng kế
hoạch và triển khai đồng bộ trên cả nước mô hình trung tâm thương mại, siêu thị không sử dụng túi ni lông, hoặc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường, thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; thành lập và mở rộng các mô hình tổ chức tái chế chất thải, phong trào chống rác thải nhựa. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thu gom CTN trôi nổi trong môi trường (thu gom, tái chế, xử lý CTN trên lưu vực sông, vùng ven biển, các bãi tắm, khu du lịch, âu thuyền, chợ cá ven biển); tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý CTN phát sinh từ hoạt động du lịch biển, vận tải biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản; giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thu gom, tái chế và xử lý CTN; công nghệ tái chế CTN thành nhiên liệu, vật liệu xây dựng, giao thông và sản phẩm nhựa khác; các thiết bị thu gom, vận chuyển CTN trên sông, suối, kênh, rạch, vùng biển. Tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa; nghiên cứu, thiết kế, sản xuất bao bì, sản phẩm nhựa tối ưu nhằm giảm tối đa định mức nguyên liệu nhựa/sản phẩm…
Nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ TN&MT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phân công trách nhiệm cụ thể cho 11 Bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai Đề án. Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay, Bộ TN&MT, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang chủ động xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủn
(Tiếp theo trang 14)
Tăng cường