CÁC VÙNG KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của BĐKH, cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP21) năm 2015. Theo đó, các bên tham gia Thỏa thuận có trách nhiệm xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH. Ngày 28/10/2016, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH của Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 2053/QĐ-TTg trong đó nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp thích ứng với BĐKH qua hai giai đoạn 2016-2020 và 2020-2030. Kế hoạch nhằm cụ thể các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH thực hiện các nghĩa vụ áp dụng đối với Việt Nam tại Thỏa thuận Paris, bao gồm 5 nội dung chính: Giảm nhẹ phát thải KNK; Thích ứng với BĐKH; Nguồn lực thực hiện; Hệ thống công khai, minh bạch (hệ thống MRV); Thể chế, chính sách.
Thực hiện các mục tiêu thích ứng với BĐKH của Kế hoạch, nhóm nghiên cứu đã dựa vào các đặc điểm về địa lý, địa hình và tác động của BĐKH đối với mỗi vùng khí hậu ở Việt Nam để lập Danh mục các hoạt động thích ứng với BĐKH cho từng vùng khí hậu. Mỗi vùng sẽ chịu những tác động tiêu cực của các hiện tượng khí hậu cực đoan khác nhau và có nhu cầu thích ứng khác nhau tập trung vào các nhóm chính như sau:
Hoàn thiện các chính sách quản lý BĐKH, bao gồm: Nhóm 1 - Tăng cường khả năng chống chịu
với biến đổi khí hậu cho các ngành, lĩnh vực thông qua rà soát, điều chỉnh, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật;
Nhóm 2 - Nâng cao năng lực quản lý thông tin BĐKH.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Nhóm 3 - Nâng cao nhận
thức, tăng cường năng lực, kiến thức của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương về BĐKH và thiên tai.
Lĩnh vực nông nghiệp:
Nhóm 4 - Tăng cường khả năng chống chịu của lĩnh vực nông nghiệp thích ứng BĐKH; Nhóm 5 - Đảm bảo hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thông qua việc cải tiến phương pháp, kỹ thuật và cải thiện cơ sở hạ tầng ngành thủy sản thích ứng với BĐKH. Nhóm 6 - Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi.
Phòng chống thiên tai:
Nhóm 7 - Tăng cường năng lực giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai để chủ động ứng phó với BĐKH; Nhóm 8 - Tăng cường hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng tránh thiên tai; Nhóm 9 - Xác định, phân vùng và dự báo cấp độ rủi ro thiên tai, tác động của BĐKH.
Môi trường và ĐDSH: Nhóm
10 - Nâng cao khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH.
Tài nguyên nước: Nhóm 11- Tăng cường công tác giám sát, trữ nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và bảo vệ tài nguyên nước.
Cơ sở hạ tầng: Nhóm 12 - Nâng cao năng lực chống chịu với BĐKH thông qua các biện pháp cải tạo cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải; Nhóm 13 - Nâng cao năng lực chống chịu với BĐKH thông qua các biện pháp cải tạo cơ sở hạ tầng ngành xây dựng và đô thị; Nhóm 14 - Củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng
ngành công nghiệp, năng lượng nhằm nâng cao năng lực chống chịu với BĐKH.
Sức khỏe cộng đồng, lao động - xã hội, văn hóa, thể thao, du lịch:
Nhóm 15 - Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế, sức khỏe cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với BĐKH; Nhóm 16 - Nâng cao năng lực chống chịu cho các ngành du lịch, di sản văn hóa, thể thao, du lịch. 3. ĐỊNH HƯỚNG TRỌNG TÂM CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH CHO NHỮNG KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của BĐKH đang tác động ngày càng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các khu vực, vùng lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp giảm nhẹ tác động, thích ứng với BĐKH có quy mô phù hợp theo đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng, khu vực trên cả nước như sau:
ĐBSH và ĐBSCL: Đây là 2 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cần ưu tiên các dự án đầu tư để chuyển đổi mô hình kinh tế của vùng; triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng. Theo đó, nhân rộng các các mô hình về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: thủy sản - cây ăn quả - lúa, gắn với các tiểu vùng sinh thái. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, bảo đảm gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng chuỗi công nghiệp chế biến và công
nghiệp hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp; hướng tới phát triển nông nghiệp chất lượng cao; phát triển dịch vụ - du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hóa, con người.
Bên cạnh đó, phát triển các khu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian khu kinh tế.
Ngoài ra, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng theo hướng nâng cao độ an toàn của sản xuất, phòng tránh lũ lụt, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác. Triển khai xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển vùng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân.
Khu vực ven biển: Đối với khu vực này, cần
đầu tư phát triển theo quy hoạch và xây dựng các thành phố, thị xã ven biển trên từng tỉnh trở thành những trung tâm tiến ra biển. Phát triển du lịch bền vững và du lịch sinh thái ven biển; đảm bảo các khu vực dịch vụ du lịch có đủ các điều kiện an toàn với rủi ro thiên tai và khí hậu. Cùng với đó, phát triển các khu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả quỹ đất, mặt nước và không gian khu kinh tế.
Ngoài ra, cần quy hoạch hợp lý việc xây dựng nơi neo đậu thuyền, cầu tàu và điểm neo đậu tránh bão trong các vùng vịnh nhỏ, các vùng cửa sông và đảo nhỏ ven bờ. Tập trung bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn; khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng phòng hộ ở các khu vực đầu nguồn xung yếu của các sông lớn. Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển các vườn quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm.
Khu vực miền núi: Tăng cường xây dựng các
công trình thủy lợi mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có để nâng cao năng lực tích trữ nước dự trữ cho mùa khô hạn, giảm thất thoát nước trên các hệ thống kênh mương, nâng cao khả năng tiêu úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông, suối. Xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ sông, suối.
Cùng với đó, chú trọng xây dựng cơ cấu giống mùa vụ hợp lý nhằm giảm thiểu tác hại
của khí hậu cực đoan theo hướng chuỗi giá trị sản xuất bền vững; phát triển đàn gia súc phù hợp với đặc điểm diễn biến thời tiết khí hậu theo kịch bản BĐKH. Tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông lâm - ngư nghiệp trên cơ sở kịch bản BĐKH, điều chỉnh các mục tiêu, giải pháp phù hợp với đặc điểm, diễn biến thời tiết khí hậu trong kịch bản và yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Kết hợp tri thức của cộng đồng các dân tộc thiểu số về ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan với các giải pháp khoa học nhằm thích ứng hiệu quả với BĐKH.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nông dân những kiến thức cần thiết về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, lựa chọn cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ phù hợp, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và phòng tránh thiên tai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp và năng lực phòng tránh tác hại của những hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan từ mỗi gia đình và cộng đồng dân cư.
Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động thích ứng với BĐKH là một quá trình liên tục, định hướng theo hướng an sinh dài hạn, yêu cầu sự điều chỉnh chủ động của con người ở nhiều ngành khác nhau, bao gồm các nguồn lực về chính sách, tài chính, nhân lực và khoa học công nghệ. Do đó, để đạt được hiệu quả thích ứng cao, cần xây dựng được những chiến lược với lộ trình cụ thể đáp ứng được nhu cầu về thích ứng với BĐKH dựa vào khả năng thích ứng của từng quốc gia, khu vực; phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia, khu vực. Kết quả Đề tài cho thấy, việc cần thiết phải xác định trọng tâm nhu cầu thích ứng theo các khu vực địa lý khác nhau giúp quá trình triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH phù hợp với điều kiện từng vùng khí hậu. Từ đó, xác định các hoạt động thích ứng trọng tâm theo từng loại lĩnh vực, năng lực thích ứng cụ thể giúp quá trình triển khai thích ứng ưu tiên những hoạt động khẩn trương, cấp bách, thực sự cần thiết và khả năng thành công cao theo nhu cầu từng địa phươngn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ TN&MT. (2020). Báo cáo kỹ thuật Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam. Hà Nội: BộTN&MT.
2. Bộ TN&MT. (2016). Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội: Bộ TN&MT.
3. Bộ TN&MT. (2018). Báo cáo tổng kết dự án Xây dựng NAP. Hà Nội: Bộ TN&MT.
4. Bộ TN&MT. (2018). Thông báo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam cho Công ước Khung của LHQ về BĐKH. Bộ TN&MT.
5. Hoàng Hoa. (2018). Tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp thích ứng. Viện Sinh thái Môi trường. 6. IMHEN và UNDP . (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH. Hà Nội: NXB TNMT và Bản đồ.