Chương 3: Tổng quan tài liệu
3.4.2. Đặc điểm mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế, mơ hình bệnh tật nước ta phân loại theo ba nhóm: Lây nhiễm, khơng lây nhiễm và tai nạn thương tích. Trong đó bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhưng bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm so với các năm, bênh không lây nhiễm và bệnh tai nạn thương tích lại có xu hướng gia tăng.
STT Chương bệnh 1976 1986 1996 2006 2016 2018 I Dịch lây Mắc 55,50 59,20 37,63 24,94 20,79 20,79 Chết 53,06 52,10 33,13 13,23 12,24 12,24 II Bệnh không lây Mắc 42,65 39,00 50,02 62,4 69,11 69,11 Chết 44,71 41,80 43,68 61,62 63,34 63,34 III Tai nạn, ngộ độc, chấn thương Mắc 1,84 1,80 12,35 12,66 10,10 10,10 Chết 2,23 6,10 23,20 25,15 24,42 24,42 Bảng 4.2: Xu hướng bệnh tật và tử vong toàn quốc 1976-2018 (Đơn vị %)
Việt Nam cũng như các nước trên Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với mơ hình bệnh tật kép, đó là bệnh lây nhiễm và bệnh khơng lây nhiễm. Trong đó, bệnh khơng lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (chiếm tới 77% tổng số tử vong toàn quốc).
Trong các bệnh lý khơng lây nhiễm, thì bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu của tử vong, tàn tật và gánh nặng y tế.
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia năm 2015 của Bộ Y tế, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là 56,9%, tỷ lệ này ở đái tháo đường lên đến 69,9%; về quản lý bệnh, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được quản lý là 86,4%, tỷ lệ này ở đái tháo đường là 71,1%.
Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế; người bệnh chưa tuân thủ điều trị; nhận thức và năng lực của cơ sở y tế chưa thực hiện tốt hoạt động khám, phát hiện sớm bệnh, điều trị tập trung
mục tiêu kiểm soát tăng huyết áp và đái tháo đường ở Việt Nam.
Lối sống công nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học… đang khiến mơ hình bệnh tật ở nước ta thay đổi, trong đó, bệnh khơng lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong. Đáng báo động, nhiều căn bệnh trước đây chỉ gặp ở người cao tuổi thì hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa. [7]
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2018, cơ cấu bệnh tật và tử vong toàn quốc theo chương như sau: (Nguồn: Niên giám thống kê y tế, Bộ y tế 2018)
STT Chương Mắc Chết
1 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 9,02 2,02
2 Khối u 3,76 0,00
3 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch 0,62 0,00 4 Bệnh nội tiết – dinh dưỡng – chuyển hóa 2,44 0,00
5 Rối loạn tâm thần và hành vi 0,81 0,00
6 Bệnh của hệ thần kinh 2,43 0,00
7 Bệnh mắt và bệnh phụ 2,85 0,00
8 Bệnh tai và xương chũm 1,94 0,00
9 Bệnh hệ tuần hoàn 10,13 0,03
13 Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết 4,56 0,00
14 Bệnh hệ tiết niệu – sinh dục 4,36 0,00
15 Chửa đẻ và sau đẻ 11,05 0,00
16 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh 1,66 0,01 17 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể 0,45 0,00 18 Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường qua lâm sàng và xét
nghiệm
2,50 0,01
19 Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài 8,24 0,03 20 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong 1,51 0,01 21 Yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe tiếp xúc với cơ
quan y tế
3,48 0,00
Bảng 4.3: Cơ cấu bệnh tật và tử vong theo chương (Đơn vị %)
Cũng theo thống kê của Bộ Y tế năm 2018, các bệnh mắc cao nhất toàn quốc như sau: (Nguồn: Niên giám thống kê y tế, Bộ y tế 2018)
Mã BC Tên bệnh Mắc
169 Các bệnh viêm phổi 698,7
165 Viêm họng và viêm amidan cấp 520,5
145 Tăng huyết áp nguyên phát 494.9
170 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 408.1
206 Bệnh khác của cột sống 398.5
184 Viêm dạ dày và tá tràng 340.8
167 Viêm cấp đường hô hấp trên khác 272.7
185 Bệnh khác của thực quản, dạ dày và tá tràng 253.1 Bảng 4.4: Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc (Đơn vị /100.000 dân)