Cao địa hình

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ 1:50.000 KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 31)

Căn cứ vào độ cao tuyệt đốivà đặc trưng địa hình, có thể phân chia thành các bậc địa hình như sau:

- Bậc I: Vùng có độ cao <200m đặc trưng cho các bậc thềm sông suối; phân bố dọc theo hệ thống các sông, suối lớn trong vùng và phần phía nam của tỉnh thuộc các huyện Sơn Dương và Yên Sơn.

- Bậc II: Vùng có độ cao 200-600m đặc trưng cho các bậc thềm, đồi, núi thấp; dạng địa hình này chiếm phần lớn diện tích và phân bố rải rác khắp khu vực điều tra.

- Bậc III: Vùng có độ cao 600-1.200m đặc trưng cho địa hình núi trung bình, thường tạo thành các dải không liên tục kéo dài theo phương chung là tây bắc – đông nam, phân bố chủ yếu ở phía bắc của các huyện Chiêm Hóa và Na Hang.

- Bậc IV: Vùng có độ cao 1.200 – 1.800m đặc trưng cho địa hình núi cao, tạo thành các dải nhỏ kéo dài theo phương tây bắc – đông nam; phân bố rải rác ở phía bắc các huyện Na Hang và Chiêm Hóa.

Bảng 7: Đặc điểm phân bố các phân cấp độ cao trong khu vực tỉnh Tuyên Quang.

Phân cấp độ

cao (m) Khu vực phân bố chủ yếu

Diện tích phân bố (km2) Tỷ lệ diện tích (%) Số điểm KS Tỷ lệ điểm KS/km 2 diện tích phân bố

<200 Dọc theo hệ thống các sông, suối lớn 1.275 21,73 954 0,75 200-600 Rải rác khắp khu vực điều tra 2.156 36,74 2.289 1,06 600-1.200 Rải rác khắp khu vực điều tra 1.877 31,99 1.644 0,88 1.200-1.800 Phía bắc các huyện Na Hang và Chiêm Hóa 560 9,54 362 0,65

Tổng 5.868 5.249

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ 1:50.000 KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 31)