Kiểu đất có nguồn gốc phong hóa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ 1:50.000 KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 41 - 42)

I.4.2 .Vỏ phong hóa

I.4.3.1. Kiểu đất có nguồn gốc phong hóa

- Nhóm sialit: Thuộc nhóm này là loại sét sáng màu được hình thành trên các đá gốc axit (granit, ryolit, pegmatit) và các đá trầm tích hoặc biến chất có thành phần tương tự ở địa hình đồi núi thấp, trung bình và cao. Chiều dày dao động từ 2-3m đến 5-10m, tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình và đá gốc tạo vỏ.

+ Đất sialit (SA) là đất sialit trắng xám, thường phân bố trên diện hẹp, ít có ý nghĩa đối với canh tác.

- Nhóm sialferit: Thuộc nhóm này là loại sét sẫm màu chiếm diện tích tương đối lớn phân bố khá phổ biến; là sản phẩm phong hóa trên các đá granit, ryolit, đá phiến, lục nguyên xen phun trào axit, đá phiến kết tinh thạch anh felspat. Chiều dày từ 0,2-0,8m.

+Đất sialferit màu nâu vàng phát triển trên đới litoma của đá granit phức hệ Po Sen, có diện phân bố hẹp, nên trồng rừng và trồng cây công nghiệp.

+ Đất sialferit màu nâu nhạt, vàng nâu hình thành trên đới litoma đá biến chất các hệ tầng Thác Bà, có diện phân bố rộng, nên trồng rừng và trồng cây công nghiệp.

+ Đất sialferit màu nâu nhạt, vàng nâu hình thành trên đới litoma đá biến chất hệ tầng Núi Bảo, có diện phân bố hẹp, nên trồng rừng.

+ Đất sialferit màu xám đến xám nâu hình thành trên đới litoma đá biến chất hệ tầng Thác Bà, Núi Bảo, Phia Phương, có diện phân bố trung bình, nên trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả.

+ Đất sialferit màu nâu, nâu đốm vàng hình thành trên trầm tích hệ tầng Bản Nguồn, có diện phân bố hẹp, nên trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả.

42

+Đất sialferit màu vàng nâu hình thành trên đới litoma đá trầm tích Neogen, có diện phân bố hẹp, nên trồng cây ăn quả.

- Nhóm saprolit (Sa):

+ Đất saprolit (vụn thô): là dạng phong hóa vật lý tạo cho đá gốc nứt vỡ, vụn thô. Phân bố rải rác, diện phân bố hẹp ở địa hình có độ cao từ 350 m trở lên, ứng với các sườn có độ dốc >40o. Sản phẩm phong hóa của saprolit vẫn giữ nguyên kiến trúc, cấu tạo đá gốc. Thành phần hóa học, khống vật chưa thay đổi đáng kể. Diện phân bố hẹp, cằn cỗi, ít có ý nghĩa đối với canh tác.

- Nhóm ferosialit (FSA): Ferosialit là loại sét loang lổ chiếm phần lớn diện tích trong vùng nghiên cứu và phát triển trên hầu hết các loại đá và các dạng địa hình khác nhau, từ vùng gị đồi thấp thoải đến đến độ cao địa hình từ 500-2000 m, lớp vỏ phong hóa này có độ dày từ 3-40 m tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình có sườn dốc hay thoải. Vỏ phong hóa này hình thành trên các đá axit nghèo khống vật màu thường có năm đới, còn trên các đá giàu sắt như xâm nhập phun trào mafic... đôi khi vắng mặt đới sét sáng màu.

+ Đất ferosialit (FSA): màu xám nâu, nâu đỏ có chứa kết vón laterit. Diện phân bố hẹp, cằn cỗi, ít có ý nghĩa đối với canh tác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ 1:50.000 KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 41 - 42)